Phòng chống ngộ độc thực phẩm cho mùa hè là vấn đề không mới nhưng luôn làm đau đầu chị em.
-
1
Mua sắm thông minh
Ngay từ khâu mua sắm tại chợ, siêu thị; hãy vô cùng cẩn trọng. Lời khuyên này có vẻ là thừa nhưng vẫn không ít người thiếu cẩn thận phạm phải. Khi mua sắm trong siêu thị, hãy mua đồ ở gian đông lạnh cuối cùng để chúng có thể giữ được độ lạnh lâu nhất.Trữ những món đồ sống trong túi cách biệt với đồ chín và đừng quên để ý kỹ đến hạn sử dụng cũng như nhiệt độ bạn cần lưu giữ đồ ăn, có in ở nắp hộp, túi. Nên mua thực phẩm ở gần nhà và chọn những cá, tôm, gà, vịt còn sống thay vì đồ đông lạnh.
-
2
Rửa thật sạch
Tất cả các nguyên liệu đều cần được rửa sạch trước khi chế biến. Bản thân bạn cũng phải rửa sạch tay trước khi đụng vào thực phẩm để tránh các vi khuẩn từ tay lây sang thực phẩm. Các loại rau, củ, nấm nên được rửa bằng nước muối và ngâm kỹ, đặc biệt là các loại rau sống. -
Rửa rau củ sạch để tránh bị ngộ độc thực phẩm
Nguyên tắc này cũng đúng với các dụng cụ làm bếp như xoong, nồi, chảo… và đặc biệt là chiếc thớt. Để đảm bảo thớt thực sự sạch, sau khi rửa với nước rửa bát, bạn nên dùng vỏ chanh hoặc chà xát muối lên bề mặt để sát khuẩn.
-
3
Một số loại thực phẩm nên tránh xa
Trứng sống là thực phẩm đầu tiên bạn cần tránh xa. Theo thống kê, cứ mỗi năm ở một quốc gia có khoảng hơn 300 ca ngộ độc thực phẩm do trứng. Ăn trứng lòng đào hoặc nếm chiếc thìa mà bạn vừa đánh trứng trong hỗn hợp làm bánh cũng là những hành vi nên tránh.Khoai tây khi đã mọc mầm và vỏ chuyển màu xanh sinh ra một loại vi khuẩn cực độc hại là solanin có thể gây ngộ độc, thậm chí ung thư, vì vậy bạn không nên cố sử dụng.Củ sắn có chứa chất độc xyanua, cần được gọt vỏ, ngâm nhiều giờ và khi đun, nấu phải mở vung cho độc tố bay bớt đi.
-
4
Chú ý đến nhiệt độ
Nhiệt độ gà nướng chính xác là khoảng 165 độ C, thịt nướng là 145 độ C và 160 độ C và bạn nên để đúng nhiệt độ và thời gian thay vì thẩm định bằng mắt. Nhiều bà nôi trợ cho rằng khi mặt ngoài thịt chuyển màu nâu là thịt đã chín, quy tắc này không phải lúc nào cũng đúng.
-
5
Nghi ngờ thì nên bỏ
Nếu nghi ngờ một loại thực phẩm đã hỏng, quá đát, lên men…, đừng tiếc hay cố sử dụng. Đôi khi, những thực phẩm để lâu vẫn không bốc mùi hay có thể phát hiện bằng mắt thường. Vào thời tiết nóng nực thế này, nếu thực phẩm đã không được đụng đến trong vòng 4 ngày, đừng nếm thử để kiểm tra mà nên bỏ đi ngay.
-
6
Khi đi ăn bên ngoài
Nhìn chung, bạn nên hạn chế việc ăn ngoài trong thời tiết này vì các hàng quán đôi khi không kiểm soát được hết lượng thực phẩm của họ và không đổ đi những loại thực phẩm hỏng. Hàng quán vỉa hè cũng không chọn lựa kỹ càng thực phẩm như bạn làm ở nhà.Nếu là một tín đồ quà vặt, hãy kỹ tính một chút trong việc chọn quán ăn. Chỉ nên đi ăn ở các quán quen, quán đã có tiếng hoặc quán do người thân quen giới thiệu. Khi bước vào những quán ăn mới, nên xem xét kỹ cách họ bảo quản, chế biến thực phẩm và từ chối ăn nếu cảm thấy nghi kỵ.