6 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị chảy máu khi mang thai

6 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị chảy máu khi mang thai
Theo các bác sĩ và các chuyên gia sản khoa, có 6 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị chảy máu khi mang thai ở các giai đoạn thai kỳ khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân đó, bao gồm các nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và tỉ lệ phổ biến của từng trường hợp chảy máu khi mang thai.
1. Trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung
Khi trứng được thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung, điều này có thể dẫn đến tình trạng bị chảy máu nhẹ. Đó chỉ là những vệt máu nhỏ kéo dài trong 1 – 2 ngày của quá trình trứng làm tổ tại lớp thành tử cung và không kéo dài hơn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Một số phụ nữ không biết mình đang mang thai và nghĩ rằng mình đang có kinh nguyệt nhẹ. Sự thực, đây là hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ mới mang thai gặp, chỉ có điều họ có để ý, hoặc không để ý mà thôi.  
6 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị chảy máu khi mang thai
2. Sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt 
Trong trường hợp bạn bị chảy máu lâu từ tuần thứ 4, 8 và 12 của thai kỳ, đó có thể là kết quả của sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Bạn bị chảy máu nhưng không nhiều, đi kèm với cảm giác đau và khó chịu như thể bạn đang đến ngày đèn đỏ, như đau lưng, có cảm giác nặng nề ở khung xương chậu, chướng bụng… Sự thực, đó không phải là máu bị bong tróc từ thành tử cung ra vì bạn đang mang thai. Các hoóc-môn trong cơ thể bạn sẽ ngăn cản sự hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng đôi lúc, lượng hoóc-môn đó không đủ lớn để ngăn chặn chu kỳ kinh nguyệt, vậy nên bạn vẫn bị chảy máu. Điều này kéo dài trong khoảng 3 tháng. Sau thời gian này, nhau thai bắt đầu tiếp nhận việc sản xuất hoóc-môn từ buồng trứng của bạn. Một số phụ nữ có thể bị xuất huyết nhiều trong suốt thời kỳ mang thai nhưng vẫn sinh con khỏe mạnh nếu được theo dõi sức khỏe chặt chẽ.
3. Nguy cơ bị sảy thai
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 1/3 các trường hợp mang thai bị sảy thai nhưng bạn đừng quá hoang mang. Những con số này được tổng kết từ những trường hợp thai nhi 12 tuần tuổi và sớm hơn, bao gồm sảy thai sớm mà mẹ không biết mình đang mang thai. Khi bạn đã đến tuần thứ 14 – 16 của thai kỳ, bạn sẽ có thể yên tâm rằng thai nhi của bạn được an toàn và sẽ lớn lên khỏe mạnh. Vậy, các bà bầu cần hết sức chú ý bảo vệ thai nhi trong suốt 12 tuần đầu tiên. Nếu bạn bị chảy máu trong giai đoạn mang thai đầu, đó là dấu hiệu không thể chủ quan. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân chính xác của việc chảy máu.
4. Làm “chuyện ấy”
Các bác sĩ và y tá thường khuyến cáo các cặp vợ chồng không nên làm “chuyện ấy” trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho biết, vào nửa sau của thai kỳ, các bà bầu có thể vô tư “vui vẻ” mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng họ nên làm chuyện đó nhẹ nhàng và áp dụng các tư thế an toàn cho bà bầu. Việc chảy máu ở âm đạo phụ nữ mang thai do đó có thể chỉ là dấu hiệu của việc họ bị tổn thương nặng trong quá trình sinh hoạt chăn gối, mà không phải là vấn đề tổn thương thai nhi. 
6 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị chảy máu khi mang thai
5. Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng của bạn được thụ tinh và cấy ở bên ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn. Các cơn đau có thể đến đột nhiên rồi lại đau trở lại trong vài một vài giờ. Đây là tình huống khẩn cấp có thể dẫn đến việc tổn thương ống dẫn trứng khiến bà bầu bị chảy máu nhiều và không giữ được thai nhi.
6. Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai ở vị trí bất thường (dưới thành tử cung hoặc ngay trên ống cổ tử cung) và gây chảy máu âm đạo, không đau. Vấn đề này xảy ra với khoảng 1/200 phụ nữ mang thai, và thường xả ra sau 20 tuần đầu của thai kỳ. Các triệu chứng có thể bao gồm đau nặng cục bộ và chảy nhiều máu. Máu có thể chảy ra ngoài hoặc được giữ trong cổ tử cung khiến bạn cảm thấy khó chịu và chạm vào sẽ gây đau đớn. Nếu phụ nữ hút thuốc, huyết áp cao, mắc bệnh thận hoặc bệnh tiền sản giật, họ có nguy cơ bị nhau tiền đạo hơn các phụ nữ bình thường.
Điều cần làm:
Với bất kỳ trường hợp chảy máu khi mang thai nào, bạn không nên chủ quan. Bạn cần đi đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe và khắc phục kịp thời những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi và chính bạn. Bạn cũng không nên tự sử dụng thuốc không có chỉ dẫn của bác sĩ hay sử dụng dịch vụ y tế của những cơ sở không có uy tín.
Nguyễn MaiNguồn: BB
 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.