Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến thận, có khả năng bị bệnh tiểu đường. Không những vậy, ăn nhiều đồ mặn còn khiến cơ thể bị đầy hơi, thiếu nước trầm trọng, nếu nặng có thể gây đột quỵ.
-
1
Ăn mặn dẫn đến tình trạng tăng huyết áp
Trong thực tế, một nghiên cứu cho biết việc giảm 4,6 gram muối trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp huyết áp cá nhân sẽ giảm. Nói cách khác, nếu bạn ăn mặn quá nhiều thì huyết áp càng tăng. Điều này không hề tốt cho tim mạch và bộ não, vì vậy thay vì ăn mặn hay có chế độ ăn phù hợp, vừa phải sao cho vừa hợp khẩu vị của bạn, vừa không dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
-
2
Cảm giác dễ bị đầy hơi khi ăn mặn
Khi ăn quá mặn, cơ thể của bạn bắt đầu giữ lại chất lỏng dư thừa. Ngược lại, chất lỏng dư thừa này làm cho bạn đầy hơi và cảm thấy nặng nề hơn bình thường.
-
3
Hại thận
Chắc chắn ăn mặn sẽ khiến cho thận bị tổn thương, khả năng điều tiết nước tiểu, lọc và thải các chất có hại sẽ bị suy giảm. Tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến suy thận vì tăng huyết áp tạo ra thêm áp lực trên các động mạch dẫn đến thận. Những người có bệnh thận mãn tính để cải thiện chức năng thận của mình đều phải giảm tiêu thụ muối trong mỗi bữa ăn.
-
4
Bạn càng muốn ăn mặn nhiều hơn
Vị giác của bạn thích nghi với độ mặn theo thời gian, có nghĩa là bạn càng muốn ăn mặn nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Vì vậy, hãy thử ăn những thực phẩm lành mạnh để làm giảm sự thèm mặn của cơ thể.
-
5
Suy giảm nhận thức
Huyết áp tăng lên cũng gây ra những rắc rối đến não của bạn Một chế độ ăn nhiều muối và lối sống ít vận động có liên quan nhiều đến suy giảm nhận thức ở tuổi già.
-
6
Nguy cơ bệnh tim tăng lên, có thể dẫn đến đột quỵ
Theo nhiều nghiên cứuc đã phát hiện ra rằng lượng natri cao có liên quan trực tiếp đến bệnh tim mạch. Ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn uống làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu nguy hại hơn nữa có thể dẫn đến bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.