7 lý do khiến bọn trẻ nhà bạn luôn “chành chọe” nhau

Chuyện bọn trẻ cãi cọ nhau cả ngày chẳng xa lạ gì, nhất là khi chúng “sàn sàn” tuổi nhau. Hiểu được những nguyên nhân gốc rễ của điều đó sẽ giúp cho các bậc cha mẹ giải quyết một cách hợp lý nhất trước khi cuộc đối đầu của những đứa trẻ trở nên căng thẳng hơn. Và dưới đây là nguyên nhân phổ biến:

1. Sự đố kị

Trẻ em thường không thoải mái khi phải chia sẻ sự quan tâm và tình cảm của bố mẹ chúng cho bất cứ ai. Bất kì một đứa trẻ nào khi nhìn thấy anh chị em của mình nhận được nhiều hơn sự yêu thương, những lời khen ngợi, sự chú ý hay phần thưởng từ bố mẹ thì chúng luôn cảm thấy buồn, thậm chí là thất vọng về chính bản thân mình. Đồng thời, chúng sẽ coi những ai được khen, thưởng như là “thù địch” của mình vậy. Vì thế, để bọn trẻ bớt cãi vã, bố mẹ hãy “san sẻ” tình cảm thật đều cho các con, có như thế chúng mới yêu thương nhau và hòa thuận hơn.

2. Sự thể hiện cá tính

Trẻ em thường cạnh tranh nhau để chứng tỏ mình có tài năng, cá tính riêng và chứng tỏ mình là người “tốt nhất”.

3. Chán nản

Chán nản được coi là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em thường xuyên gây gổ với nhau. Khi những đứa bé không thích ngồi trong xe hoặc cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là không muốn phải chơi một mình thì việc làm phiền anh chị em của mình được coi là nguồn giải trí khiến chúng thấy vui hơn.

4. Cố gắng phân cấp nhau

Trẻ em luôn cố gắng “chiến đấu” cho vị trí của mình trong gia đình để thể hiện vai trò, trách nhiệm của chúng. Những thay đổi trong gia đình chẳng hạn như bố mẹ vừa sinh thêm em bé hay nhận con nuôi sẽ làm cho vấn đề xung đột giữa các đứa trẻ trở nên để gay gắt hơn, vì chúng muốn chứng minh vị trí của mình trong gia đình.

5. Quá nhỏ để biết về lòng khoan dung

Thế nên, việc một cậu em trai chuyên gây phiền nhiễu hay một “bà chị gái” ích kỉ và “khó tính” khiến bạn phải kiên nhẫn và chịu đựng rất nhiều. Chúng chưa đủ lớn để biết nhường nhịn hay bỏ qua những vấn đề dù là nhỏ nhất.  Một số trẻ luôn gây phiền toái trong những khoảng thời gian rảnh rỗi, số khác lại luôn gây rắc rối khi chúng cảm thấy mệt mỏi, đói hoặc căng thẳng. Vì thế, sự chia sẻ, chơi tử tế với nhau đôi khi là vấn đề vô cùng khó đối với bọn trẻ.

6. Thiếu kỹ năng giải quyết các xung đột

Trẻ em không chắc chắn và không biết cách làm thế nào để đàm phán, giải quyết các vấn đề hoặc thỏa hiệp một cách phù hợp với đối tác của mình. Kết quả là những đưa trẻ thường hét lên, đánh nhau hay làm cho mức độ xung đột ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chính vì thế, cha mẹ phải rèn luyện cho con mình biết cách tự điều chỉnh những cảm xúc, làm chủ được sự tức giận của bản thân và biết đồng cảm với người khác.

7. Cố gắng, nỗ lực thu hút sự chú ý từ anh chị em

Đôi khi, trẻ không biết làm thế nào để được giúp đỡ hoặc làm thế nào để mời anh chị em của mình cùng tham gia một trò chơi. Chúng cũng rất sợ bị từ chối, thế nên thay vì hỏi thì đứa trẻ có thể đánh anh trai mình hay thậm chí là tranh giành đồ chơi của chị gái. Những hành vi này sẽ giúp thu hút được sự chú ý của anh chị em, nhưng sẽ không mang lại sự hòa bình cho một cuộc chơi.

Hằng Nguyễn – Dịch từ PT

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.