Nho (Tây Ban Nha)
Theo truyền thống, người dân ở Tây Ban Nha phải ăn 12 quả nho đúng thời điểm năm mới đến. Chúng được người dân coi là “nho màu nhiệm”, có thể mang lại sự thịnh vượng trong năm mới. Phong tục này bắt đầu từ năm 1909 khi một nhóm lái buôn rượu vang muốn bán số nho thừa mà họ thu hoạch được từ một mùa vụ bội thu.
Bánh hạnh nhân hình lợn (Đức)
Bánh hạnh nhân hình lợn này được làm từ hỗn hợp bột và hạnh nhân trộn với đường. Ở Đức, lợn là biểu tượng của may mắn và sự phồn thịnh, và những chiếc bánh hình lợn này được cho là sẽ mang lại một năm mới tốt đẹp. Người Đức cũng gọi những chiếc bánh này là “glucksschwein”, nghĩa là “những chú lợn may mắn” và bên cạnh đường, người làm bánh cũng sẽ trộn cả sôcôla vào bên trong.
Ảnh minh họa |
Cải xanh (Mỹ)
Trên thế giới, rau quả là một phần không thể thiếu trong các bữa tiệc tất niên của một số nước. Cải xanh là một trong những món ăn truyền thống ở miền Nam nước Mỹ. Người ăn có thể ăn cải xanh riêng hoặc ăn kèm với thịt lợn và hi vọng năm mới sẽ diễn ra một cách tốt đẹp.
Mì soba (Nhật Bản)
Mì soba là một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng của Nhật Bản, và vào đêm Giao thừa người Nhật thường ăn một loại soba đặc biệt có tên là Toshikoshi Soba. Soba đại diện cho sự trường thọ bởi hình dáng dài và mỏng của chúng, cũng như sự rũ bỏ những khó khăn của năm mới (do chúng rất dễ bị cắt). Loại mì đặc biệt này được thả vào nước ngọt nóng và ăn cùng rong biển và trứng sống.
Cá trích (Ba Lan)
Ở Ba Lan, cá trích đại diện cho tiền tài và sự trù phú trong năm mới. Người dân thường ăn cá trích cùng với dưa chuột muối, hoặc hành và trộn với sốt kem.
Rượu whisky, bánh nhân đen và bánh quy (Scotland)
Đây là những món ăn mà người dân Scotland chuẩn bị khi có người đầu tiên của năm mới đến thăm nhà. Người khách này thường sẽ mang quà đến cho gia chủ, điều này đại diện cho sự may mắn trong năm mới.
Bánh Oliebollen (Hà Lan)
Loại bánh Oliebollen của Hà Lan là một trong những món ăn được thưởng thức trong đêm giao thừa. Bánh thường có nhân táo, nho khô hay mứt cam trong nhân bánh và được ăn khi còn nóng. Đây là một trong những cách đón năm mới rất tuyệt hảo.
Bữa tiệc tết “khủng khiếp” giá ngàn vàng của Từ Hy Thái Hậu
(Khám phá) – Nhắc đến sự xa xỉ trong yến tiệc của vua chúa thời xưa, không thể không nhắc đến bữa tiệc tết xuân Canh Tý (1874) của Từ Hy Thái Hậu. |
Những điều cần lưu ý khi đi chùa đầu năm
(Xã hội) – Đi chùa đầu năm là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Khi đi lễ chùa, cần lưu ý một số điều sau. |
“Đừng mang con ra níu kéo cuộc hôn nhân này nữa em!”
(Chia sẻ) – Em muốn nuôi con cũng được, anh sẽ đến thăm con thường xuyên, anh sẽ không để con thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm… |
Căng sức “chiến đấu” với mẹ chồng ngày cận tết
(Chia sẻ) – Tết đến nơi rồi mà mẹ chồng cứ mặt nặng mày nhẹ, không thèm nói với em câu nào, không khí gia đình vô cùng căng thẳng. |
Nguồn: Sưu tầm/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.