1. Cá nóc
Dù biết thịt cá nóc rất độc, nhưng nhiều người vẫn mạo hiểm thử sức với món ăn độc đáo này bởi hương vị hấp dẫn và trải nghiệm cảm giác tê lưỡi do phần độc tố còn lại trong thịt.
2. Cá ngừ
Khác với cá nóc, cá ngừ được tiêu thụ rộng rãi và không nhiều người biết tới sự nguy hiểm khi ăn thịt cá ngừ.
Cá ngừ là loại động vật ăn thịt lớn thuộc cấp cao trong chuỗi thức ăn ở đại dương, vì vậy trong nhiều năm qua, loại cá này đã tích tụ không ít các độc tố kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân trong cơ thể.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra khuyến nghị trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không nên ăn cá ngừ để đảm bảo thể trạng khỏe mạnh.
3. Bạch tuộc
Các xúc tu bạch tuộc còn hoạt động sẽ bám dính vào họng, gây ngạt thở. Nếu không được sơ cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Ước tính mỗi năm tại Hàn Quốc có 6 người tử vong do ngạt thở khi ăn bạch tuộc sống.
4. Hàu
Hàu là loại hải sản rất giàu đạm, kẽm, dễ tiêu. Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, trong đó có sán.
Nếu hàu được đánh bắt trong mùa biển có tảo độc thì nó còn có thể nhiễm tảo độc và gây ngộ độc, tiêu chảy cho người ăn hàu sống.
Trong hàu sống có chứa 2 virus gây bệnh là Norovirus và Vibrio, trong đó norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, còn vibrio là một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
5. Sò huyết
Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.
Lời khuyên tốt nhất bạn nên tìm những nhà hàng uy tín để tránh được những mối lo về an toàn thực phẩm.
6. Cá thu
Đặc biệt, thủy ngân hữu cơ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não của thai nhi và trẻ sơ sinh.
7. Sứa biển
Mùa Xuân – Hè là thời điểm sinh sản của sứa biển, nên chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp…
Để bảo đảm an toàn, phải chế biến sứa thật kỹ, ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc… rồi mới sử dụng.
Nguồn: Theo Depplus/ Màn ảnh sân khấu
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.