Khi mang thai đứa con đầu tiên, hầu như tất cả mọi người đều không có chút ý tưởng nào về những gì mình phải làm. Mọi người sẽ tìm kiếm các câu trả lời cho những thắc mắc của mình ở ba nguồn chính: Mẹ, bạn bè và internet. Phần lớn những gì có được từ ba nguồn này cho bạn những thông tin cơ bản nhất của những gì bạn cần biết, hoặc những gì họ nghĩ rằng bạn cần biết. Nhưng đôi khi, thông tin từ ba nguồn lại trái ngược nhau khiến bạn hoang mang không biết phải theo nguồn nào? Và dưới đây là 7 sai lầm mà đa số các bà mẹ mang thai thường mắc phải, bạn nên tránh ngay lập tức, vì sức khỏe của em bé đang nằm trong bụng và vì sức khỏe của chính bản thân bạn.
1. Không ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ hoặc mất ngủ là điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm đối với cơ thể mình. Hãy cố gắng đi ngủ sớm hoặc dành thời gian ngủ trưa để có đủ giờ ngủ cần thiết. Chúng ta đều biết rằng, một khi em bé ra đời, giấc ngủ sẽ là món hàng đắt tiền mà không phải bạn muốn mua lúc nào cũng được.
Thay đổi thói quen thức khuya bằng cách tắt điện thoại, máy tính bảng để đi ngủ sớm hơn. (Ảnh minh họa)
Cơ thể của bạn và em bé đang trải qua những thay đổi lớn và cần rất nhiều năng lượng mỗi ngày. Hãy đi ngủ đúng giờ, “ngủ bù” bất cứ khi nào có thể để mẹ khỏe mạnh và em bé phát triển tốt nhất nhé!
2. Ăn cho hai người
Bạn không cần phải ăn gấp đôi bữa hàng ngày chỉ vì đang mang thai bé. (Ảnh minh họa)
Mang thai không phải là một cái cớ để bắt đầu ăn bất cứ thứ gì bạn muốn. Bạn thường nghe người lớn tuổi nói rằng cần ăn nhiều lên vì bạn đang ăn cho cả em bé. Tuy nhiên sự thật không phải vậy. Tăng cân việc cần thiết, nhưng tăng cân quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho bạn và bé cưng trong bụng. Do đó hãy ăn uống đầy đủ, đa dạng dinh dưỡng thay vì ăn gấp đôi lượng bình thường, và cố gắng bổ sung mọi thứ “bổ béo” trên đời – điều đó không cần thiết. Tốt nhất, bạn hãy ăn 5 bữa nhỏ một ngày với thực phẩm đa dạng sao cho cung cấp khoảng 200-300 calo là phù hợp nhất.
3. Không tập luyện
Dành thời gian để tập luyện nhẹ nhàng là cách tốt nhất để có sức khỏe đón bé chào đời. (Ảnh minh họa)
Tập thể dục khi mang thai là cũng quan trọng như ăn uống đúng cách. Thậm chí nếu bạn không tập luyện trước đó thì vẫn nên bắt đầu tập với vài động tác khi mang thai. Nếu bạn có vấn đề gì đó với sức khỏe của mình, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên xem động tác nào bạn có thể và không thể tập. Có rất nhiều video được chia sẻ trên mạng internet về các bài tập tốt cho thai kỳ. Nếu không có thời gian, bạn chỉ cần thường xuyên đi bộ hàng ngày cũng được.
Nói chuyện với em bé trong bụng là một cách tuyệt vời để tạo ra mối liên kết giữa mẹ và bé, do đó, hãy trò chuyện với bé càng nhiều càng tốt. Đọc sách cho bé nghe, vuốt ve bé, hát và cho bé nghe nhạc. Dù là phương pháp nào thì cũng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu nói cho con biết là bạn yêu con nhiều như thế nào. Điều này cực kì có lợi cho sự phát triển của con yêu đấy mẹ nhé!
5. Quá căng thẳng
Một số nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng cao trong thai kỳ có thể gây ra vài vấn đề trong thời thơ ấu của trẻ, chẳng hạn như gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc hay sợ hãi. Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và hệ thống miễn dịch của em bé trong bụng mẹ. Do đó hãy cố gắng thư giãn và đảm bảo rằng mình không bị rơi vào sự căng thẳng quá mức sẽ giúp ích nhiều cho sự phát triển của bé.
6. Không nghiên cứu về sức khỏe sinh sản
Chăm sóc sức khỏe là hoàn toàn cần thiết khi mang thai. Nếu bạn chưa có bảo hiểm y tế, chưa thực hiện các cuộc thăm khám bệnh thì đây là thời gian để nghiên cứu xem bạn cần hình thức chăm sóc và thăm khám nào, cũng như bệnh viện nào bạn sẽ chọn để sinh con.
7. Không tham gia một lớp tiền sản
Thu xếp thời gian đến các buổi học trước sinh là cách bạn làm quen và sẵn sàng cho quá trình sinh nở. (Ảnh minh họa)
Những lớp học này cung cấp cái nhìn toàn diện và những hỗ trợ tuyệt vời, đặc biệt đối với những người làm mẹ lần đầu. Thông thường, các bệnh viện nơi bạn dự sinh đều mở các lớp học với chi phí khá rẻ., thậm chí miễn phí. Những lớp này khá cần thiết và bạn nên tham gia nếu có thời gian. Có em bé là một trách nhiệm lớn và hãy làm mọi thứ bạn có thể để chuẩn bị đón bé ra đời một cách an toàn nhất.
Thảo Vũ
Xem thêm:
Hướng dẫn cách đỡ đẻ trong trường hợp khẩn cấp