Hôn nhân đổ vỡ sẽ là một cú shock tinh thần lớn đối với những đứa con của bạn, đặc biệt nếu chúng còn quá nhỏ. Một hành động thiếu suy nghĩ của những bậc làm cha làm mẹ có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chúng. Cuộc đời chúng sẽ lật sang một trang mới – một trang không hạnh phúc.
Khi cha mẹ của một đứa trẻ quyết định chia tay, nhưng đứa con của họ biết rằng cuộc sống của chúng sẽ không còn hạnh phúc khi có đầy đủ cả cha cả mẹ. Tuy nhiên, việc mong ước cha mẹ đoàn tụ trở lại bên nhau vẫn luôn được các bé ấp ủ trong suy nghĩ. Và khi chúng biết chính xác rằng cha mẹ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa thì cảm giác đau khổ, buồn tủi sẽ xâm chiếm và khiến chúng không còn là chính mình và ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển nhanh cách và con người của trẻ khi lớn lên. Chúng lo sợ, bất an, thất vọng về cuộc sống và viêc rơi vào những chiếc bẫy cám dỗ của đương đời sẽ là hệ quả tất yếu. Cuộc sống của con cái bạn sẽ như thế nào?
Dưới đây là 8 ảnh hưởng tiêu cực mà cuộc chia tay của cha mẹ có thể tác động tới con trẻ:
-
1
Kỹ năng xã hội của chúng sẽ phát triển kém
Khi rơi vào hoàn cảnh này những đứa trẻ sẽ không thích gặp mặt hay nói chuyện với những người xung quanh. Chúng thích sống nội tâm và luôn rơi vào trạng thái cô đơn không muốn chia sẻ với ai.
-
2
Dễ nhiễm bệnh
Sự suy sụp về tinh thần và sức khỏe khiến cho hệ miễn dịch của bé trở nên yếu hơn và việc dễ nhiễm bệnh là điều tất yếu. Bé không còn được sống trong vòng tay ấm áp, sự đùm bọc, chăm sóc đầy đủ của cha của mẹ.
-
3
Nguy cơ thất học tăng
Cứ sốc quá lớn này khiến cho bé không còn đủ tỉnh táo và động lực để tiếp tục đến lớp, gặp thầy, gặp bạn. Chúng cũng sẽ có cảm giác xấu hổ với mọi người, tâm lý chán nản xuất hiện và sự giảm sút trong kết quả hoc tập chắc chắn sẽ không tránh khỏi.
-
4
Rơi vào nghiện, hút
Khi không thể giải quyết tất cả những tình trạng trên, để quên đi mọi chuyện, chúng rơi vào sự dự dỗ của khói thuốc nơi chúng thấy cuộc đời thật hạnh phúc và thật dễ dàng. Nghiên, hút là cách duy nhất giúp căng thẳng của cuốc sống mất đi.
-
5
Dễ rơi vào vòng phạm pháp
Việc trở thành những con người phạm pháp xuất phát từ nguyên nhân những đứa trẻ này muốn mọi người chú ý hơn tới chúng, đặc biệt là những bậc làm cha làm mẹ. Chúng dường như không còn biết sợ một ai và nghĩ gì làm nấy không ngăn cản được. Những ảnh hưởng về mặt tâm lý là một cú shock quá lớn khi tuổ đời chúng còn quá nhỏ để chịu đựng.
-
6
Nguy cơ đột quỵ tăng cao
Vẫn chưa chắc chắn về mối liên hệ giữa ly hôn và đột quỵ nhưng các nhà khoa học cho rằng việc phải chịu những áp lực, tổn thương bất ngờ khi cha mẹ chia tay khi còn quá nhỏ sẽ khiến cho tim và bộ não của trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực, tăng nguy cơ đột quỵ nếu phải tiếp tục chịu thêm những áp lực như vậy.
-
7
Dễ dàng đổ vỡ hôn nhân như cha mẹ
Nếu cha mẹ chia tay khi trẻ còn quá nhỏ thì khi trẻ lớn và kết hôn, những suy nghĩ về hôn nhân tan vỡ sẽ luôn lởn vởn và được dễ dàng chấp nhận hơn những người cùng trang lứa khác. Mặc dù cuộc sống hiện tại có hạnh phúc như thế nào hay kinh tế gia đình có ổn định đến mấy đi chăng nữa thì tâm lý sợ hãi hôn nhân có thể đổ vỡ vấn khiến những đứa trẻ này nơm nớp lo sợ.
-
8
Giảm tuổi thọ
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng trẻ em có cha mẹ ly dị khi còn nhỏ có cuộc sống tương đối ngắn hơn. Như vậy, ly hôn cũng gây ra một tác động không mong muốn liên quan đến tuổi thọ của trẻ.