1. Những người thích “họp kín” sau các cuộc họp
Một cuộc họp được đưa ra. Mọi người đưa ý kiến và hoàn toàn ủng hộ quyết định cuối cùng. Thế nhưng, ngay sau cuộc họp, cô ấy lại nói những điều không chia sẻ trong lúc họp, thậm chí không đồng ý với quyết định vừa qua. Điều này không khác gì: “Tôi đồng ý với mọi thứ, nhưng không có nghĩa tôi thực sự sẽ làm theo chúng. Tôi thậm chí sẽ chống lại chúng”.
2. Những người nói: “Đó không phải việc của tôi”
Ở một công ty nhỏ, các nhân viên đôi khi có trách nhiệm và phải chủ động làm những việc nhỏ nhặt mà không thuộc phận sự của một ai cụ thể. Nói cách khác, khi có việc, mọi người sẽ tự chủ động sắn tay vào làm, thậm chí có khi trưởng phòng phải bê đồ hay nhân viên đi quét dọn trong phòng.
Miễn rằng đó không phải là một việc trái đạo đức hoặc bất hợp pháp, các nhân viên đều sẵn sàng làm. Tuy nhiên, một ai đó lại cho rằng: “Đó không phải việc của tôi”. Thái độ này sẽ nhanh chóng phá hủy hiệu suất tổng thể, phá rối một đội ngũ đoàn kết và chủ động giúp đỡ nhau.
3. Họ không cần nỗ lực thêm vì đã cống hiến đủ
Một nhân viên làm việc tốt năm ngoái, tháng trước hay mới ngày hôm qua. Như vậy bạn sẽ được đánh giá cao. Tuy nhiên, hôm nay vẫn là một ngày mới. Không thể vì bạn đã cống hiến có nghĩa là bạn sẽ không phải cống hiến nữa. Giá trị của bất cứ nhân viên nào được thể hiện trên những đóng góp của anh ta trên cơ sở từng ngày.
5. Họ thích những tin đồn
Trước một cuộc họp, một vài người nói về một vị phó quản lý ở bộ phận khác. Ngay lập tức, vị sếp mới nhìn vào chúng tôi và nói: “Dừng lại. Từ bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ nói bất cứ điều gì xấu về ai đó không có mặt trong phòng”.
Những lời bàn tán, đồn đoán về người khác không giúp bạn tốt lên mà ngược lại, sẽ làm mất chữ tín của bạn. Chưa kể câu chuyện có thể bay xa và gây tác hại không ngờ.
6. Họ gây sức ép với những người khác
Một nhân viên mới làm việc chăm chỉ và luôn vượt mục tiêu. Thay vì nhận được khen ngợi, cô lại bị một vài nhân viên cũ phàn nàn: “Bạn làm việc quá chăm chỉ khiến chúng tôi lại thành lười biếng”.
Điều này đồng nghĩa với việc khuyên nhân viên mới không nên làm việc chăm chỉ, vì tôi không muốn như vậy. Điều này sẽ khiến năng suất làm việc của tất cả đi xuống, không ai muốn nỗ lực hoặc không, họ sẽ bị đám đông xa lánh, phân biệt.
Thay vì so sánh với những người khác, hãy so sánh với chính mình và chiến thắng bản thân.
7. Họ quá vội vàng và giành mọi vinh quang về mình
Họ có thể làm gần như mọi việc, vượt qua mọi trở ngại. Có thể thiếu anh ấy, nhóm làm việc sẽ không là gì. Tuy nhiên, không có gì quan trọng nếu thành viên trong một nhóm hành động một mình. Một nhân viên tốt hay đội ngũ nhân viên tốt sẽ biết chia sẻ thành công của mình, biết đánh giá cao người khác và để những người khác cùng tỏa sáng. Điều này đặc biệt đúng với một người ở vị trí lãnh đạo.
Việc nói “Tôi đã làm tất cả”, hay “Đó đều là ý tưởng của tôi” giống như “Thế giới phải xoay quanh tôi, và tôi cần mọi người biết điều đó”. Thậm chí khi không được công nhận, những người này còn phẫn nộ đấu tranh cho sự công nhận đó.
8. Họ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Một nhà cung cấp than phiền, một khách hàng cảm thấy không hài lòng, đối tác tức giận.. Bất kể chuyện gì xảy ra, đó cũng là lỗi của ai khác không phải họ.
Những người này luôn đẩy trách nhiệm cho một ai khác và cho rằng bản thân không thuộc sự việc đó, họ không liên quan. Trong một công ty tốt, mọi người đều liên quan và có trách nhiệm với nhau.
Khánh An
(Nguồn: BI)
Xem thêm:
Cái kết cho tình một đêm công sở
Top 10 nghề ít nguy hại cho sức khỏe nhất
Biểu hiện cho biết sếp đang không hài lòng với bạn
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.