8 lý do không nên cắt dây rốn sớm sau khi trẻ chào đời

0
119
8 lý do không nên cắt dây rốn sớm sau khi trẻ chào đời
Thông thường, ngay từ khi bé ra đời và được đặt trên ngực mẹ, dây rốn sẽ được bác sĩ cắt ngay sau đó. Tuy nhiên, cắt dây rốn ngay khi bé chào đời là không nên, có một số lý do khiến việc cắt dây rốn muộn sẽ đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe to lớn cho em bé. Đã có nhiều nghiên cứu về việc cắt dây rốn chậm cho thấy nhiều kết quả bất ngờ:
1. Em bé sẽ có thêm 32% lượng máu
Em bé của bạn sẽ có thêm 32% lượng máu nếu không cắt dây rốn sớm vì điều này cho phép máu từ cơ thể mẹ truyền sang bé được nhiều hơn. 
2. Em bé sẽ có thêm sắt, ngăn ngừa thiếu hụt sắt
Nếu em bé có nhiều máu hơn, tất nhiên cơ thể bé sẽ nhận được tất cả những lợi ích có trong máu – bao gồm tế bào gốc và sắt. Trong thực tế, việc cắt dây rốn cho bé chậm hơn chỉ 2 phút có thể tăng lượng sắt cho em bé tới 27- 47mg, tương đương 1 – 2 tháng nhu cầu về sắt của trẻ. Điều này có thể giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong 6 tháng tuổi sau đó. Các nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ sơ sinh được cắt dây rốn muộn có nồng độ ferritin trung bình cao hơn 45% (117 mg/L so với 81 mg/L) và tỷ lệ thiếu sắt thấp hơn (0,6% so với 5,7%).
3. Giảm nguy cơ thiếu máu 
Khi một em bé nhận được đủ lượng máu, bé sẽ giảm nguy cơ thiếu máu, đặc biệt nếu người mẹ mang thai bị thiếu máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 50% số nghiên cứu từ các nước đang phát triển đã phát hiện thấy sự khác biệt đáng kể về nồng độ hemoglobin của trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi sau khi được cắt dây rốn muộn. Sự khác biệt này đã thể hiện rõ hơn khi người mẹ bị thiếu máu.

8 lý do không nên cắt dây rốn sớm sau khi trẻ chào đời

4. Cân nặng của bé khi sinh cao hơn

Các bà mẹ thường cảm thấy lo lắng khi nói về cân nặng của em bé. Nhưng thực tế những em bé có đủ lượng máu sẽ có cân nặng khi sinh cao hơn, đặc biệt nếu bé đã được dự đoán có trọng lượng nhỏ. Nghiên cứu cho biết, bé sẽ có cân nặng cao hơn đáng kể khi được cắt dây rốn muộn (tăng 101g).
5. Giảm rủi ro xuất huyết trong não thất và nhiễm trùng máu muộn
Xuất huyết não thất là chảy máu vào khu vực chứa đầy dịch lỏng (não thất) và thường gặp hơn ở trẻ sinh non. Nhiễm trùng máu muộn thường phát triển vào khoảng 3-7 ngày sau sinh do vi khuẩn xâm nhập trong máu của em bé. Các nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt rất quan trọng giữa việc cắt dây rốn ngay lập tức và việc cắt muộn, đó là cắt muộn sẽ cho tỷ lệ xuất huyết não thất và nhiễm trùng máu thấp hơn. 
6. Ít phải truyền máu hơn
Kết quả của việc cắt dây rốn muộn là trẻ sơ sinh sẽ cần truyền ít máu hơn. Bé sẽ ít phải truyền máu vì bệnh thiếu máu hoặc huyết áp thấp và xuất huyết não thất ít hơn sơ với các bé cắt dây rốn sớm.
7. Dây rốn là nguồn cung cấp oxy cho bé
Dây rốn là một nguồn cung cấp oxy cho bé khi nó được gắn liền với em bé, đó là lý do các bé vẫn có thể thở được khi được sinh ra trong nước. Việc có một nguồn cung cấp oxy là rất quan trọng, đặc biệt với những trẻ sơ sinh cần hỗ trợ trong việc thở. Sẽ rất tuyệt nếu có thể thiết kế thiết bị hồi sức cho bệnh viện trong đó cho phép các em bé vẫn chưa cắt dây rốn được gần gũi với mẹ của mình, cả 2 điều này đều cực kỳ có lợi cho sức khỏe của các trẻ sơ sinh yếu ớt. 
8. Tiếp xúc giữa mẹ và bé rất quan trọng 
Thời điểm ngay sau khi sinh rất quan trọng và là khoảnh khắc kỳ diệu mà cả người mẹ và em bé sẽ không bao giờ được quay trở lại. Không có lý do để tách mẹ và bé, và cũng không có lý do gì để cắt dây rốn ngay lúc đó cả. Các bà mẹ và em bé nên được tiếp xúc da với nhau mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, trừ khi có trường hợp y tế khẩn cấp. 
Vậy, khi nào nên cắt dây rốn? 
Một số nghiên cứu cho rằng nên chờ ít nhất 2 phút trước khi cắt dây rốn, nhưng hầu hết các bậc cha mẹ muốn chờ cho đến khi dây rốn ngừng rung động, có nghĩa là nhau thai đã làm hết công việc của mình và không còn truyền máu cho em bé. 
Thụy Du – (Dịch theo BB)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.