Muốn có sức khỏe tốt thì chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Một lối ăn uống lành mạnh sẽ luôn giúp bạn cân bằng dinh dưỡng. Hãy đọc bài viết dưới đây để nắm rõ 8 thói quen ăn uống cần thiết để luôn khỏe mạnh.
-
1
Bữa ăn của bạn luôn phải đảm bảo giàu tinh bột
Tinh bột là dưỡng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể. Do đó trong bữa ăn của bạn không thể thiếu đi dưỡng chất này. Trong các loại thực phẩm như gạo, mì, các loại ngũ cốc, khoai tây… có hàm lượng tinh bột rất cao. Bạn cần sử dụng những loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày để luôn khỏe mạnh.
Bữa ăn của bạn cần nhiều tinh bột để đảm bảo sức khỏe
-
2
Ăn nhiều trái cây và rau
Bạn nên ăn kết hợp nhiều loại trái cây và rau trong chế độ dinh dưỡng của mình để hấp thụ được nhiều nhất các loại vitamin, khoáng chất quan trọng. Để có một sức khỏe tốt thì trái cây và rau là không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Bạn có thể dùng chúng để làm một số loại nước ép, sinh tố hay nước sốt nhằm kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng hơn.
Bạn cần ăn nhiều trái cây và rau trong thực đơn hàng ngày
-
3
Ăn nhiều cá hơn
Một trong những loại thực phẩm sạch và chứa nhiều dưỡng chất nhất là cá. Cá có hàm lượng đạm, vitamin và khoáng cao. Trong đó dầu cá cung cấp lượng lớn vitamin D rất cần thiết cho cơ thể. Vì thế hãy ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần để có sức khỏe tốt nhất.
Cá rất tốt cho sức khỏe của bạn
-
4
Cắt giảm lượng chất béo bão hòa và đường
Mặc dù chúng ta cần một lượng chất béo nhất định trong chế độ ăn uống để cung cấp các axit béo thiết yếu giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K. Tuy nhiên khi ăn quá nhiều chất béo mỗi ngày, đặc biệt là các chất béo bão hòa có thể dẫn tới béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và nhiều bệnh nguy hiểm khác ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Hãy thay thế các chất béo bão hòa trong bữa ăn từ bơ, mỡ động vật, bánh ngọt, kem và phomat (bởi chúng làm tăng nồng độ cholesterol trong máu của bạn) bằng những loại chất béo không bão hòa chứa trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu cá…
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều đường mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ thừa cân và bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó bạn còn phải đối mặt với các bệnh về đường răng miệng như sâu răng, viêm lợi… Chính vì thế, bạn cần thiết phải cắt giảm lượng đường trong bữa ăn hàng ngày. Nếu cảm thấy thèm ngọt, bạn có thay thế bằng cách ăn một số loại hoa quả để luôn đảm bảo sức khỏe cho mình.
Ăn quá nhiều đường có thể khiến bạn mắc nhiều bệnh nguy hiểm
-
5
Ăn ít muối
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người lớn không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày và trẻ em thậm chí còn ít số đó. Ăn quá nhiều muối sẽ đặt bạn vào nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim hay đột quỵ. Chính vì thế bạn cần cắt giảm lượng muối nêm vào các món ăn hàng ngày và giữ thói quen kiểm tra hàm lượng muối tại các sản phẩm đồ ăn sẵn. Hãy thử sử dụng những loại thảo mộc giúp gia tăng hương vị món ăn như mù tạt, dấm, chanh . Vì vậy bạn có thể giảm bớt lượng muối trong công thức nấu ăn của mình.
Hãy cắt giảm lượng muối trong bữa ăn ngay từ bây giờ
-
6
Đừng bao giờ quên uống nước
Nước vô cùng cần thiết cho cơ thể con người và bạn cần ít nhất 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Bạn cũng có thể cung cấp nước cho cơ thể thông qua các loại sinh tố, trà, cà phê nhưng hãy cố gắng giảm lượng đường trong đồ uống và tránh xa rượu. Bởi rượu và các loại đồ uống có cồn khác chỉ góp phần khiến cơ thể mất nước mà thôi.
Luôn nhớ uống nhiều nước để bảo vệ sức khỏe
-
7
Không bao giờ quên bữa sáng
Đối với nhiều người, bữa sáng không được coi là bữa ăn chính trong ngày. Tuy nhiên, trên thực tế nó lại là bữa ăn quan trọng nhất. Một bữa ăn sáng lành mạnh có thể cung cấp đầy đủ chất xơ, calo, vitamin và khoáng chất cần đối với sức khỏe, giúp bạn duy trì năng lượng cho một ngày dài hoạt động. Bạn nên chọn ngũ cốc.
Đừng bao giờ quên bữa sáng bạn nhé!