Việc giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình. Cùng xem các cách giúp giữ ấm cho cơ thể của bạn trong mùa đông lạnh.
Mùa đông sẽ khiến sự tuần hoàn trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại. Khi cơ thể bạn thấy lạnh thì quá trình này càng chậm. Cùng xem một vài cách giúp giữ ấm trong thời tiết lạnh giá này.
-
1
Mặc quần áo rộng
Nguyên nhân chân tay lạnh chính là chứng bệnh co thắt mạch máu khi tiếp xúc với môi trường lạnh khiến cho việc cung cấp máu đến các cơ tạm thời bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến các ngón chân, ngón tay bị trắng bệch.
Để cải thiện lưu thông máu bằng cách không mặc quần áo quá chật và đi tất chật để giúp cải thiện sự lưu thông máu giúp cơ thể ấm áp hơn.
-
-
2
Uống thật nhiều nước
Việc uống đủ nước sẽ giúp duy trì và lưu thông máu tốt hơn do vậy làm tăng sự vận chuyển oxy đi khắp cơ thể của bạn. Hàng ngày bạn lên uống một lượng nước đủ để giúp lưu thông máu. Lượng nước bạn bổ sung 2 lít/ngày cho phụ nữ và khoảng 2,5 lít/ngày cho đàn ông.
-
3
Run rẩy một cách phù hợp
Bạn nên biết rằng việc run rẩy 10 phút có thể đốt cháy nhiều calo như việc tập thể dục một giờ. Khi bạn chơi các môn vận động mạnh như đạp xe, chạy…sẽ khiến hệ tuần hoàn của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
Tập luyện cơ thể giúp bạn tăng khả năng hô hấp khí cũng như mang lại những khối cơ bắp rắn chắc cho cơ thể. Điều này có nghĩa là cơ chế điều nhiệt của bạn – cách của cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ – sẽ hoạt động tốt hơn. Vì vậy, khi càng bị lạnh, bạn càng thấy mình run rẩy dữ dội hơn.
-
4
Từ từ làm ấm cơ thể
Việc từ từ làm ấm cơ thể nhất là trong thời tiết lạnh này tốt cho cơ thể của bạn. Nếu bàn chân của bạn không bị lạnh, vậy khi bạn về nhà hơi ấm sẽ từ từ lan ra khắp cơ thể. Không nên nhảy ngay vào ngâm trong bồn tắm nước nóng. Điều này sẽ khiến các mao mạch nhỏ không chịu nổi, sự giãn nở quá đột ngột có thể gây vỡ mạch. Vì vậy, hãy thay nó bằng 1 chậu nước ấm nhỏ.
-
5
Tránh các chất béo có hại
Điều quan trọng nhất là phải cho máu một mạng lưới giao thông thông thoáng khắp cơ thể bạn. Vì vậy chúng ta nên tránh ăn các chất béo chuyển hóa chúng làm xơ vữa và thu hẹp động mạch lại.
Chất béo trans cũng được biết là làm tăng mức độ cholesteron, tác nhân gây bệnh tim mạch. Chúng có nhiều trong các loại bơ thực vật, một số loại thực phẩm chiên rán và thự phẩm chế biến bao gồm cả một loại bánh quy.
-
6
Giữ đôi chân ấm áp
Việc đi những đôi tất quá mỏng hoặc không đủ ấm vào mùa đông. Nhưng bạn nên cẩn thận vì nếu sự lưu thông máu không hoạt động sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của bạn.
-
7
Hoạt động tay chân
Chỉ cần đi lại khắp phòng khách trong giờ giải lao quảng cáo trên truyền hình cũng sẽ giúp cho máu lưu thông. Cơ thể bạn cần duy trì nhiệt độ và nó sẽ làm giảm lưu lượng máu đến cách mạch máu ở các chi, có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy lạnh ở ngón tay và ngón chân của mình.
Việc tập thể dục nhẹ sẽ giúp bạn ấm lên vì các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể sẽ gia tăng việc sản nhiệt. Làm động tác lên xuống bậc thang, giữ thăng bằng đứng một chân hay kiễng chân đi bộ quanh nhà là những bài tập hoàn toàn đơn giản.
-
8
Uống thuốc thúc đẩy tuần hoàn máu
Bạn cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc giúp thúc đẩy tuần hoàn máu. Trong các loại thuốc đó sẽ chứa các hoạt chất có tính nhiệt giúp làm ấm cơ thể. Một trong số đó là Veintain, thành phần trong đó có ginkgo biloba, một loại thảo dược có tác dụng giúp duy trì lưu thông máu.
-
9
Ăn nhiều gia vị
Gia vị cũng giúp cho cơ thể bạn ấm áp trong ngày đông lạnh. Gừng và nghệ có tính kháng viêm mạnh rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch của chúng ta. Với những người liên quan đến bệnh tim, cần tập trung chế độ ăn uống phù hợp giúp giảm nguy cơ này, thúc đẩy hệ tuần hoàn phát triển lành mạnh nhất.
Nghệ cũng là thực phẩm giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông làm giãn nở và thư giãn các mạch máu khiến chúng lưu thông tốt nhất.