Để thực phẩm vào ngăn đông lạnh là biện pháp mà chúng ta thường dùng với hy vọng có thể bảo quản chúng lâu hơn. Tuy nhiên, thực tế, có một số loại thực phẩm mà bạn tuyệt đối không nên áp dụng cách này.
1. Trứng
Bạn không nên để chúng ở ngăn đông lạnh vì chúng có thể nở và nứt vỏ, khiến các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Ngay cả khi vỏ vẫn còn nguyên vẹn, lòng đỏ sẽ trở nên khó trộn với lòng trắng trứng khi lấy ra.
2. Một số loại trái cây và rau quả
Một số loại trái cây và rau quả, đặc biệt là những loại có hàm lượng nước cao sẽ bị mềm nhũn đi và có thể thay đổi hương vị sau khi để đông lạnh. Xà lách, dưa chuột, bắp cải và dưa hấu tốt hơn hết không nên để trong tủ lạnh. Các thực phẩm khác như cà chua cũng có thể để trong tủ lạnh nhưng chỉ nên được dùng để nấu chín sau khi lấy ra.
3. Pho mát
Pho mát mềm khi để trong ngăn đông sẽ bị phá vỡ kết cấu mềm mịn. Trong khi đó, các loại pho mát cứng sẽ có thể trở nên bở, xốp hơn khi bảo quản theo cách này.
4. Các sản phẩm sữa khác
Hầu như tất cả các sản phẩm sữa đều không nên để đông lạnh bởi chúng sẽ bị vón cục khiến bạn khó sử dụng, thậm chí phải ném đi.
5. Gia vị
Hầu hết các loại gia vị nên để ở một chiếc giá đựng riêng. Việc để gia vị đông lạnh không làm kéo dài thời hạn sử dụng của chúng do hương vị sẽ bị thay đổi. Tỏi, ớt và hương vani, hành tây có thể trở nên cay, đắng và không ăn được nữa. Các loại thảo mộc tươi tạo hương khác cũng sẽ trở nên ẩm ướt và mềm nhũn.
6. Thực phẩm chiên
Độ giòn của những thực phẩm này sẽ mất đi sau khi để trong tủ lạnh. Phần bột bao phủ bên ngoài sẽ trở nên mềm nhũn. Nếu chiên lại, chúng cũng sẽ ngấm rất nhiều dầu. Do đó, với các món như khoai tây chiên, gà chiên,… bạn nên ăn đến đâu thì làm đến đó.
7. Nước xốt
Nước xốt dùng cho các món salad nên để ngoài tủ lạnh. Khi để trong tủ, trứng, dầu, giấm có trong nước xốt sẽ bị vón lại, tách riêng ra khiến chúng không còn giữ được kết cấu ban đầu.
8. Khoai tây
Không những khoai tây chiên, khoai tây bình thường cũng không nên để đông lạnh. Chúng sẽ bị ẩm ướt, bở và chảy nước. Các tinh thể băng cũng sẽ khiến khoai tây mềm nhũn, không thể dùng được. Bạn nên để chúng ở ngoài, bỏ ra khỏi túi bóng và cứ để trên sàn nhà là cách tốt nhất.
9. Mì đã nấu chín
Một số loại mì chưa qua chế biến có thể được cất trong tủ lạnh trước khi đem ra nấu ăn, nhưng bạn đừng nên cho vào ngăn đông lạnh sau khi nấu. Sợi mì sẽ trở nên mềm nhũn và có vị kém ngon.
Nguồn: Theo Emdep/ Công luận
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.