90% người sẽ ngã ngửa khi biết sự thật về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ

90% người sẽ ngã ngửa khi biết sự thật về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ

Chiếc đai trinh tiết là có thật hay chỉ là sản phẩm tồn tại trong những câu chuyện thần thoại mà thôi? Câu trả lời là…

Nói đến chiếc đai trinh tiết hẳn không ít người sẽ nhớ ngay đến câu chuyện xưa kia ở thời Trung Cổ.

90% người sẽ ngã ngửa khi biết sự thật về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ
Chiếc đai trinh tiết được nhiều người tin rằng đó là để đánh giá sự chung thủy của người phụ nữ.

Chuyện kể rằng có 1 người đàn ông thời Trung Cổ xưa trước khi chinh chiến xa nhà đã dùng đai trinh tiết để khóa bộ phận sinh dục của vợ mình nhằm đảm bảo rằng bà không thể lừa dối ông đi quan hệ với người khác. Và đương nhiên, chìa khóa của chiếc đai cũng theo ông ra chiến trường.

Tuy nhiên, không một phụ nữ nào có thể chịu được việc mặc chiếc đai trinh tiết này quá vài ngày như 1 phụ kiện thiết yếu và bà đã mất vì nhiễm trùng.

Bao năm trôi qua, chiếc đai trinh tiết được nhiều người tin rằng đó là để đánh giá sự chung thủy của người phụ nữ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguồn tin về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ này chỉ là câu chuyện “giả mạo” mà thôi.

90% người sẽ ngã ngửa khi biết sự thật về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ
Bản vẽ đầu tiên của chiếc đai trinh tiết trong lịch sử.

Tiến sĩ David Reuben – bác sĩ kiêm chuyên gia phẫu thuật đã mô tả lại chiếc đai trinh tiết đang được để tại bảo tàng, phòng trưng bày chứng tích Trung Cổ.

Theo đó, đai trinh tiết là 1 bộ bikini bọc sắt với tấm chắn phía trước để tiểu tiện và phần kim loại dày 2cm che ngoài âm đạo. Nó đại diện cho sự thô bạo của đàn ông thời kỳ này.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những chiếc đai trinh tiết chưa bao giờ được sử dụng cho mục đích này mà chỉ tồn tại trong câu chuyện thần thoại mà thôi.

90% người sẽ ngã ngửa khi biết sự thật về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ
Đai trinh tiết là 1 bộ bikini bọc sắt với tấm chắn phía trước để tiểu tiện và phần kim loại dày 2cm che ngoài âm đạo.

Albrecht Classen, tác giả của cuốn “Thời kỳ Trung cổ: Một quá trình tạo ảo tưởng” đã chia sẻ với Time rằng, chiếc đai trinh tiết này được đề cập lần đầu tiên trong một bài luận của Konrad Kyeser vào năm 1405.

Theo Classen, Kyeser là một kỹ sư và nghệ sĩ người Đức, khái niệm cho chiếc đai trinh tiết xuất hiện trong phần sau của cuốn sách của ông.

Ban đầu, chúng được cho là 1 trong những câu chuyện cười của Kyeser. Và các tác phẩm sau này khi nói đến đai trinh tiết đều mang hàm ý ngụ ngôn, châm biếm.

Classen đã nói rằng: “Chưa có 1 tài liệu lịch sử, hay tài liệu pháp luật nào từng đề cập đến chiếc đai trinh tiết bởi có lẽ ý nghĩa đằng sau chiếc đai này bởi chúng mâu thuẫn với nghiên cứu y học hiện đại.

Một người phụ nữ khó có thể sống sốt sau vài ngày đeo chiếc đai trinh tiết này bởi họ vướng vào những vấn đề vệ sinh và cả sức khỏe nữa”.

Lesley Smith – nhà sử học vào cuối thế kỉ 16 và là người quản lý của lâu đài Tutbury ở Anh Quốc đồng tình với ý kiến của Classen.

90% người sẽ ngã ngửa khi biết sự thật về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ
Chưa có 1 tài liệu lịch sử, hay tài liệu pháp luật nào từng đề cập đến chiếc đai trinh tiết.

Trong một bài viết năm 2007 đăng trên Tạp chí Y học Anh, bà viết rằng: “Tôi đã đi du lịch khá nhiều nơi, tìm hiểu gốc tích của những bộ sưu tập nghệ thuật nhưng chưa thấy 1 chiếc đai trinh tiết đúng nghĩa – có nguồn gốc từ thời Trung cổ cả. Nhưng xu hướng tin vào huyền thoại của chiếc đai trinh tiết là điều dễ hiểu”.

Sarah Bond, phó giáo sư nghiên cứu trường phái cổ điển tại Đại học Iowa (Mỹ) cho rằng các sử gia thế kỷ trước đều tin rằng đai trinh tiết có thật vì nó gắn bó với cấu trúc quyền lực trong gia đình.

Ông cho rằng: “Đai trinh tiết chủ yếu chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết thời kỳ Phục Hưng và đầu thời hiện đại như hình ảnh mang tính khơi gợi về thời Trung cổ trước đây.

Ý tưởng người đàn ông khóa vợ mình bằng chiếc đai kim loại để ngăn họ không ngoại tình là quan điểm hoang đường và chúng được dựng lên chỉ nhằm nói rõ sự thiếu văn minh ở thời kỳ trước đó mà thôi”.

 

Theo Trí Thức Trẻ