Một chuyên gia cho biết, âm nhạc không những làm cho đứa trẻ ngang bướng dịu đi bản tính hoang dã của con người mà còn làm cho chúng trở nên điềm tĩnh hơn và đồng thời rèn luyện những kĩ năng nhận thức và sự phối hợp thể chất.
Bài hát ru con nhẹ nhàng của người mẹ, tiếng huýt sáo của ông, sự hóm hỉnh của bà trong phòng bếp hay giọng hát êm ái của bố trong buồng tắm – tất cả những điều đó có vẻ là những hoạt động âm nhạc không hề gây hại, ngược lại giúp một đứa trẻ mới sinh không chỉ đạt được những kĩ năng ngôn ngữ mà trong cả việc học cách con người tương tác lẫn nhau như thế nào trong một xã hội.
Giáo sư Michael Schulte-Markwort, người đứng đầu viện tâm lí trẻ em ở bệnh viện của đại học Hamburg, Đức cho biết: “Cuộc thử nghiệm đã chỉ ra rằng những đứa bé khi còn ở trong bụng mẹ đã có biểu hiện thư giãn đối với âm nhạc và hơn nữa chúng có thể cảm nhận âm nhạc sau khi sinh”.
(Ảnh minh họa: Imagesource.com)
Ông cũng tiết lộ: “Bước đầu, âm nhạc giúp trung tâm xử lí ngôn ngữ của não phát triển tốt khiến trẻ có thể bộc lộ khả năng âm nhạc ở độ tuổi sớm nhất phục vụ cho việc học và nói sớm hơn những đứa trẻ được sinh ra trong những gia đình không cơ hội tiếp cận với âm nhạc”.
Được tiếp xúc với những giai điệu và những bài thơ trữ tình hay những bài hát cũng góp phần đáng kể trong việc tăng cường khả năng trí nhớ đối với những bài học khác.
Nhún theo nhịp và nhảy múa cũng làm tăng kĩ năng phối hợp những cơ bắp còn non nớt để những đứa trẻ thoải mái trong âm nhạc, nhảy múa sẽ có lợi cho sức khoẻ và khả năng phối hợp tốt hơn những đứa trẻ mà bố mẹ không bao giờ dạy chúng hát, nhảy và chơi một cái trống đơn giản hay bất kỳ nhạc cụ nào khác.
Giáo sư Michael Schulte-Markwort chỉ ra rằng: “Trẻ em phát triển xúc giác khi nghe những tiếng nhạc du dương và những tiếng nhạc có phối hợp chút ít với những bước nhảy vững chắc”.
Ông cũng cho biết thêm: “Ngay khi chúng học đi, chúng cũng di chuyển có nhịp điệu với những kích thích âm nhạc và thêm vào đó chúng bẳt đầu tự nhảy. Những ông bố bà mẹ tốt và chu đáo khuyến khích con cái mình hát và nhảy theo nhịp một cách tự nhiên”.
Ông cũng nhấn mạnh thêm, trẻ em trong độ tuổi trước khi đến trường thường tự tham gia những trò chơi bao gồm di chuyển theo nhịp và nhảy để cổ vũ chúng vỗ tay đúng nhịp bằng cách đập hoặc tạo ra nhịp với những nhạc cụ gõ đơn giản như chuông, chùm chuông và những cái trống nhỏ.