Thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM), chính phủ Ấn Độ đang tiến hành thay thế hàng trăm nghìn bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang compact nhằm giảm phát thải CO2 và tiết kiệm điện.
Với kế hoạch khổng lồ “Cơ chế phát triển sạch” (CDM), Ấn Độ đang chuẩn bị tiến hành thay thế 400.000 bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang compact nhằm tiết kiệm 6.000 MW điện hàng năm.
Từ trước đến nay, bóng đèn sợi đốt được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ vì sự phổ biến, khả năng chiếu sáng cao và giá rẻ, mặc dù nó tiêu tốn nhiều điện năng.
Ngược lại, bóng đèn huỳnh quang compact (CFL) có hiệu suất sử dụng điện cao và tiết kiệm, nhưng chi phí lại cao hơn. Giá cả là nhân tố chính hạn chế sự phát triển của bóng đèn CFL ở Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã phối hợp với các công ty phân phối điện cũng như các nhà đầu tư cá nhân nhằm thực hiện một chương trình điện năng mang tên Bachat Lamp Yojna.
Mục tiêu của chương trình là, các công ty phân phối điện sẽ lựa chọn các nhà đầu tư cá nhân để mua đèn CFL theo giá thị trường.
Thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bóng huỳnh quang compact sẽ giúp Ấn Độ tiết kiệm hàng nghìn MW điện. |
Loại đèn sợi đốt hiện tại sẽ bị thay thế bởi đèn CFL nhằm giảm sự phát thải các bon. Đổi lại, các nhà đầu tư nhận được các chứng chỉ giảm phát thải thông qua cơ chế CDM. Từ đó, họ có thể bán nó cho các công ty ở các nước đang phát triển, nơi mà họ không đạt được lượng phát thải cho phép.
Dự án Bachat Lamp Yojana là một phần trong Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu của Ấn Độ. Mục tiêu chính là tăng cường sử dụng điện năng hiệu quả và giảm thải khí CO2. Ấn Độ tuyên bố dự định giảm mức thải CO2 khoảng 20-25 % cho đến năm 2020.
Hiện nay, khoảng 70% lượng điện năng sản xuất ở Ấn Độ là từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than. Như vậy, với 6.000 MW tiết kiệm tương đương với 4.200 MW không cần tạo ra từ than.
Chính phủ Ấn Độ tin rằng, nếu kế hoạch được thực hiện đúng tiến trình, lượng phát thải CO2 sẽ phát thải đáng kể, đặc biệt là trong khu vực năng lượng.
Theo Báo Đất Việt