Đầu tiên, bạn hãy nhìn vào bức hình dưới đây và đoán xem liệu đây có phải là sinh vật “ngoài hành tinh” hay không?
Thực chất, đây chỉ là các bức ảnh chụp cắt lớp bằng tia X của một loài cuốn chiếu nhỏ mới được phát hiện, có kích cỡ chưa đầy 4cm.
Chúng được tìm thấy lần đầu tiên tại vùng Andalusia, Tây Ban Nha vào năm 2005, với tên khoa học là Ommatoiulus avatar. Các mẫu vật được bảo quản trong dung dịch cồn trong suốt thời gian qua.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kĩ thuật có tên gọi chụp micro-CT (chụp cắt lớp siêu vi bằng tia X). Sau khi chụp, cấu tạo cơ thể của sinh vật sẽ được mô phỏng theo định dạng 3D, mô phỏng chính xác đến từng chi tiết các bộ phận cơ thể sinh vật.
Thông thường, đối với các sinh vật nhỏ như côn trùng hay các loài nhiều chân (millipede)… các mẫu vật cần được chụp dưới kính hiển vi, sau đó vẽ hình minh họa. Mẫu vật sẽ bị mổ xẻ để nghiên cứu, khiến chúng không còn nguyên vẹn như ban đầu.
Bên cạnh đó, hình vẽ minh họa bằng tay thường không đạt độ chính xác cao.
Tuy nhiên, phương pháp chụp micro-CT đã giúp giải quyết được chuyện đó. Độ phân giải của máy quét được nâng lên, đến mức có thể quét rõ rừng chi tiết của mẫu vật chỉ có kích thước bằng vài micromet.
Hình này là một con cuốn chiếu Ommatoiulus với bộ phận sinh dục được tô đậm bên trên.
Một ưu điểm của phương pháp này là khả năng đem lại cái nhìn chi tiết và toàn diện vào các bộ phận siêu nhỏ, như bộ phận sinh dục của cuốn chiếu, hay còn gọi là các gonopod.
Cuốn chiếu đực (trái) với bộ phận sinh dục (gonopod) được in đậm, so sánh với gonopod được cắt rời trong hình bên phải.
Theo Nesrine Akkari, người quản lý Bộ sưu tập động vật nhiều chân tại Bảo tàng lịch sử Tự nhiên ở Vienna, việc áp dụng phương pháp nghiên cứu mới khiến công việc phân loại động vật không còn cứng nhắc, lỗi thời mà trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
Chụp micro-CT được cho là sẽ mở ra một kỷ nguyên mới giúp loài người nghiên cứu các sinh vật có kích thước rất nhỏ một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó , nếu có thể quan sát được bộ phận sinh dục của côn trùng sẽ rất có lợi trong các nghiên cứu khoa học. Hình dạng gonopod khác nhau có thể giúp nhà khoa học xác định được đó có phải là loài mới hay không.
Đồng thời, các nhà sinh học hiện nay hy vọng rằng phương pháp mới này, kết hợp với các kỹ thuật hiện tại, có thể giúp phân biệt các loài sinh vật có hình dạng tương đồng như giun biển hoặc giun đất.
Khỏa thân suốt 40 năm do dị ứng quần áo
(Khám phá) – Một người đàn ông Ấn Độ không thể mặc quần áo vì dị ứng. Anh rất muốn kết hôn nhưng sợ rằng sẽ không có ai chịu lấy mình. |
Tập cho trẻ đi trên thủy tinh là cần thiết
(Xi nhan) – Dạy trẻ bước đi trên thảm thủy tinh là luyện cho chúng vượt qua nỗi sợ hãi, đối phó với hiểm nguy. Tôi cho rằng đây là cách rèn luyện sự tự tin. |
Nguồn: Minh Khánh (Kenh14/TTVN)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.