Hôm qua, nước Anh trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên tuyên bố sẽ hạn chế việc sản xuất nhiên liệu sinh học vì lý do nó có thể làm tăng giá lương thực và phá rừng.
Các báo cáo mới đây cho thấy, việc chế tạo nhiên liệu sinh học từ ngũ cốc, đậu nành, ngô… làm tăng giá lương thực và gia tăng đói nghèo, nhưng Cộng đồng châu Âu (EU) không quan tâm. Và nước Anh là quốc gia châu Âu đầu tiên thừa nhận thực tế này.
Bộ trưởng giao thông Anh Ruth Kelly tuyên bố cắt giảm trên sau báo cáo của Gallagher Report, nhấn mạnh rằng nhiên liệu sinh học có thể đẩy 10,7 triệu người Ấn Độ vào cảnh nghèo đói và đẩy giá lương thực ở EU lên 15%.
Các nhà khoa học cảnh báo việc chế tạo nhiên liệu từ ngũ cốc, đậu nành, ngô… làm tăng giá nhiên liệu và phá rừng. (Ảnh: PopularScience) |
“Dường như, với một quốc gia phát triển, bạn phải nói lại điều gì đó hai lần thì họ mới nghe”, Chủ tịch Ngân hàng thế giới Robert Zoellick phê phán ảnh hưởng của nhiên liệu sinh học vào tháng Tư vừa qua, và thúc giục các quốc gia G8 giảm việc mở rộng nhiên liệu sinh học vào tháng trước.
Sự thay đổi của Anh mâu thuẫn trực tiếp với mục tiêu của EU, vốn đề xuất nhiên liệu sinh học sẽ phải chiếm 10% năng lượng dành cho giao thông vận tải của các quốc gia thành viên vào năm 2020.
Bất chấp những buộc tội cho nhiên liệu sinh học, phát ngôn viên Michael Mann tuần trước cho biết EU sẽ bám sát mục tiêu của mình. Lý do của họ là việc tăng giá nhiên liệu thực tế là kết quả của thời tiết xấu và nhu cầu thịt sữa đang tăng, và rằng thiệt hại do nhiên liệu sinh học gây ra đã bị phóng đại.
Theo T. An (theo PopularScience, VnExpress)