Có vẻ như giáp chống đạn trong tương lai sẽ sử dụng lụa tơ nhện thay vì vật liệu nhựa siêu bền.
Đó là ý tưởng mà quân đội Mỹ đã đặt cược vào với một hợp đồng 10 tháng. Ngày 12/7, Bộ quốc phòng Mỹ thông báo rằng đã đầu tư vào Kraig Biocraft Laboratories, công ty chuyên về lụa làm từ tơ nhện, với hợp đồng 1 triệu USD để nghiên cứu và phát triển áo giáp làm từ loại tơ nhện đột biến gene được công ty này phát triển có tên gọi “Dragon Silk”.
Áo giáp trong tương lai của quân đội Mỹ sẽ được làm từ sợi tơ của nhện đột biến gene.
Loại lụa này siêu bền nhờ có một tổ hợp protein từ loài nhện. Tuy nhiên do hành vi giao phối sau đó ăn thịt bạn tình của loài nhện, rất khó để sản xuất tơ ở quy mô công nghiệp. Công ty Kraig đã cấy các protein này vào tằm, do tằm tự nhiên đã phù hợp để sản xuất lụa quy mô lớn.
Lụa nhện được biết đến như một vật liệu siêu bền trong nền công nghiệp dệt may. Một bài nghiên cứu từ báo Nature đã chỉ ra lụa nhện cực kì bền, rất khó để làm đứt với lực tác động từ bên ngoài. Một nghiên cứu cho thấy tơ nhện Darwin’s Bark bền hơn Kevlar 10 lần.
Các nhà khoa học cũng đang thử nghiệm thêm graphene, một hợp chất ‘kì diệu’ có thành phần các bon, vào lụa nhện để giúp nó trở nên dẻo dai hơn.
Lụa nhện được biết đến như một vật liệu siêu bền trong nền công nghiệp dệt may.
“Dragon Silk đạt điểm rất cao về sức căng, độ bền và độ dẻo dai, điều này khiến nó trở thành một trong những loại sợi bền nhất từng biết, rất phù hợp cho nhiều ứng dụng”, Jon Rice, CEO của công ty cho biết.
Rice cho biết phòng thí nghiệm của công ty đã giảm thiểu chi phí xuống 300 USD một kg lụa nhện từ mức 30-40 nghìn USD – tuy nhiên con số này rất khó xác minh vì chưa có sản phẩm làm từ lụa nhện nào trên thị trường. Lụa nhện có thể sẽ rất sớm được đưa ra thị trường và ai cũng có thể mua với một mức giá hợp lí.
Theo Trí Thức Trẻ