Áp dụng công nghệ thông tin trong chẩn đoán ung thư

Áp dụng công nghệ thông tin trong chẩn đoán ung thư

Các nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Nottingham, Vương quốc Anh và công ty phần mềm y tế ClinRisk đã phát triển một phần mềm mới (với thuật toán đặc trưng) trên máy vi tính, giúp các bác sĩ có thể dự đoán nhanh chóng và chính xác các căn bệnh: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, và ung thư phổi ở giai đoạn sớm (giai đoạn chưa phát bệnh hoặc mới phát bệnh) bằng cách đưa ra các cảnh báo đáng lo ngại (nếu có), dựa trên sự phân tích tổng hợp của các triệu chứng và các yếu tố nguy cơ.

Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí “The British Journal of General Practice”.

Kết quả khảo sát cho thấy: 10% số lượng bệnh nhân được dự đoán là có nguy cơ (nhiều nhất) sẽ mắc phải một trong những căn bệnh ung thư thông thường, sẽ phát bệnh trong hai năm tiếp theo.

“Việc nhận biết sớm các triệu chứng và đẩy nhanh tiến độ chuẩn đoán có thể giúp cứu sống hơn 5000 người mỗi năm mà không cần sự can thiệp của bất kỳ tiến bộ mới nào trong y học”, theo các nhà nghiên cứu.

Áp dụng công nghệ thông tin trong chẩn đoán ung thư

“Chẩn đoán sớm căn bệnh ung thư là một thách thức thật sự và chúng tôi hy vọng là kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho các bác sĩ nhận biết (sớm nhất) những căn bệnh ung thư tiềm ẩn (nhanh hơn nhiều so với các phương pháp tầm soát ung thư hiện nay)”, theo Giáo sư Julia Hippisley-Cox, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu

Phần mềm mới (với thuật toán đặc trưng), được thiết kế dựa trên nền tảng web, đã được cài đặt trên hai máy vi tính đơn giản và được sử dụng bởi các bác sĩ. Tuy nhiên, một phiên bản đơn giản hơn của phần mềm này cũng có sẵn trên mạng internet để nâng cao nhận thức của công chúng và để nhắc nhở những bệnh nhân (những người vốn có các triệu chứng và các yếu tố nguy cơ cao, tìm kiếm lời khuyên từ các bác sĩ của họ).

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến trên toàn thế giới nhưng có một tỉ lệ sống sót thấp nhất, bởi vì 2/3 số lượng bệnh nhân được chẩn đoán quá muộn để được điều trị thành công, một phần là do thực tế là các triệu chứng chỉ xảy ra ở giai đoạn di căn, hoặc không có triệu chứng (cho tới khi tình cờ đi khám bệnh và phát hiện bị ung thư phổi).

Dù rằng “hút thuốc lá” là một yếu tố nguy cơ hàng đầu, thì các yếu tố khác bao gồm: môi trường, tiền sử gia đình (độ tuổi, giao tiếp xã hội…), chế độ ăn uống và các bệnh đường hô hấp mãn tính cũng đóng một vai trò quan trọng.

Người mắc bệnh ung thư phổi thường có những triệu chứng sau: Ho kéo dài, ho ra máu, vận động mau mệt, khó thở, đau ngực, chán ăn, sụt cân và thiếu máu.

Hiện nay, các bác sĩ chỉ tập trung vào là một trong những triệu chứng này mà không xét đến các các yếu tố nguy cơ khác, chính điều này đã dẫn đến kết quả là khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh ung thư phổi hiện nay đã không được phát hiện sớm (bỏ lỡ cơ hội được điều trị).

Triệu chứng báo động của căn bệnh ung thư dạ dày, ung thư thực quản bao gồm: nôn ra máu, khó nuốt, mất cảm giác ngon miệng, giảm cân hoặc đau bụng. Hiện tại, các bác sĩ cũng chỉ tập trung vào một trong những triệu chứng trên trong chẩn đoán mà bỏ qua các yếu tố nguy cơ, điều này có nghĩa là có đến 40% các trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày – thực quản đã không được phát hiện sớm. Các yếu tố phụ khác (kể cả nghiện thuốc lá nặng) cũng giúp cảnh báo cho các bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày – thực quản của bệnh nhân.

“Chẩn đoán sớm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị, làm giảm tỉ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc các căn bệnh ung thư thông thường kể trên (bệnh ung thư dạ dày; ung thư thực quản và ung thư phổi)”, Bác sĩ Clare Gerada cho biết.

“Chỉ đơn giản là chạy phần mềm mới này (với thuật toán đặc trưng) trên máy vi tính trong các buổi hội chẩn, sẽ giúp cho các bác sĩ có được những dự báo về tình trạng phát triển một trong những căn bệnh ung thư (nếu có) thông thường cho các bệnh nhân, sớm hơn 2 năm so với các phương pháp tầm soát bệnh ung thư hiện nay, điều này sẽ giúp cứu sống hàng ngàn sinh mạng mỗi năm”, Bác sĩ Clare Gerada nói thêm.

 

Theo Hồ Duy Bình (Theengineer.co.uk)