Các nhà khoa học quốc tế khẳng định Bắc Cực từng trải qua một thời kỳ ấm áp khá dài trước khi nó bị bao phủ bởi băng.
>>>Phát hiện sốc dưới thềm băng Bắc cực
Khu vực cắm trại của các nhà khoa học ở phía tây hồ El’gygytgyn
tại bán đảo Chukchi của Nga. Bán đảo Chukchi thuộc Bắc Cực.
Martin Melles, một nhà khoa học của Đại học Cologne tại Đức, cùng các đồng nghiệp từ Nga và Mỹ khoan sâu xuống bên dưới hồ băng El’gygytgyn tại bán đảo Chuckchi của Nga để lấy mẫu trầm tích, AFP đưa tin. Bằng cách phân tích mẫu trầm tích, các nhà nghiên cứu sẽ biết những thay đổi của khí hậu tại Bắc Cực trong 2,8 triệu năm qua. Kết quả phân tích cho thấy Bắc Cực từng trải qua vài chu kỳ khí hậu ấm áp. Trong thời kỳ đó, băng không tồn tại ở đây.
Từ lâu giới khoa học đã biết Bắc Cực từng trải qua nhiều chu kỳ khí hậu. Song nghiên cứu của nhóm Melles cho thấy nền nhiệt độ của Bắc Cực trong những chu kỳ khí hậu ấm cao hơn nhiều so với mọi dự đoán trước kia.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa biết nguyên nhân gây nên những chu kỳ khí hậu ấm tại Bắc Cực. Họ đưa ra một giả thuyết mà theo đó, sự suy giảm lượng băng ở Nam Cực khiến lượng nước lạnh ở phía bắc Thái Bình Dương giảm theo và lượng nước ấm trên bề mặt tăng. Do lượng nước ấm ở phía bắc Thái Bình Dương tăng, nhiệt độ tại Bắc Cực cũng leo thang.
“Một giả thuyết khác là sự tan chảy của băng tại Nam Cực khiến mực nước biển trên toàn trái đất tăng. Khi mực nước biển tăng, những dòng nước ấm chảy vào Bắc Băng Dương khiến nhiệt độ ở Bắc Cực tăng”, nhóm nghiên cứu nói.
Theo VNE