Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc

0
136
Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc

Vị trí gần biển của trung tâm phóng vệ tinh tỉnh Hải Nam giúp tăng vận tốc và tiết kiệm nhiên liệu cho tên lửa.

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Theo QQ, trung tâm vệ tinh Văn Xương nằm ở thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Trung tâm này được khởi công xây dựng năm 2009 và hoàn thành năm 2014, là cơ sở hiện đại nhất trong số 4 bãi phóng vệ tinh của Trung Quốc, và cũng là địa điểm phóng vệ tinh đầu tiên được đặt ven biển. Ba cơ sở phóng vệ tính khác là Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi, Thái Nguyên ở tỉnh Thiểm Tây và Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên.

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Trong hình là các công nhân kết thúc một ngày làm việc trên bệ phóng. Văn Xương được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hàng không vũ trụ của Trung Quốc. Vị trí gần biển, gần đường xích đạo của bãi phóng giúp tận dụng lực quay của Trái Đất, tăng tốc và tiết kiệm nhiên liệu cho tên lửa.

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Tháp phóng tên lửa Trường Chinh 5 (CZ-5) là một trong hai toà tháp phóng tại trung tâm Văn Xương. Tháp phóng tên lửa được bao quanh bởi 4 tháp thu lôi. Tháp này nối với xưởng lắp ráp tên lửa bằng một đường ray dài 2,8km. Theo nhân viên tại đây, trung tâm Văn Xương sẽ có thêm hai hệ thống tên lửa mới với đường kính lần lượt là 5 mét và 3,5 mét theo mẫu của Trường Chinh 5 và Trường Chinh 7, tức CZ-7.

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Phía dưới tháp phóng tên lửa CZ-5. Bên dưới tháp phóng là giếng đảo dòng sâu 24 mét. Khi tên lửa được kích hoạt, giếng đảo dòng sẽ khiến ngọn lửa không bị phụt ra ngoài, đồng thời phun nước chống cháy nổ.

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Xưởng lắp ráp tên lửa CZ-5 cao 99,4 mét, có 14 tầng trên mặt đất và một tầng hầm.

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Trang thiết bị trong xưởng lắp ráp.

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Đường ray nối xưởng lắp ráp, thử nghiệm với tháp phóng. Tên lửa sẽ được vận chuyển bằng đường ray, đặt nằm ngang và lắp ráp. Tên lửa mất gần 2 giờ để di chuyển từ xưởng tới tháp phóng.

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Bệ phóng vệ tinh di động sơn màu xám và cam. Tính năng di động của nó giúp việc vận chuyển tên lửa an toàn và ổn định hơn so với cột đỡ cố định.

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Ảnh chụp tên lửa CZ-7 trên bệ phóng ngày 22/6. Bệ phóng di động này có thể rẽ ngoặt khi di chuyển trên đường ray. Bệ phóng nặng khoảng 1.800 tấn, đặt thêm tên lửa CZ-7 sẽ có tổng trọng lượng là 2.400 tấn. Diện tích bệ phóng tương đương với hai sân bóng rổ (một sân bóng rổ tiêu chuẩn dài 28 mét, rộng 15 mét).

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Trung tâm chỉ huy phóng tên lửa.

Bãi phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc
Xe vận chuyển khí heli vào trong bệ phóng. Khí heli được sử dụng để ngưng tụ hydro và oxy để tạo nhiên liệu tên lửa.

 

Theo VnExpress