Bạn có tự tin mình miễn nhiễm trước “căn bệnh xã hội” đang khá nan giải này không?
Nếu chẳng may mắc phải chứng “nomophobia” (nỗi sợ không có điện thoại di động), bạn sẽ làm gì để đối mặt với nỗi sợ hãi? Đáng buồn là ngoài phương án tắt điện thoại khá tàn nhẫn, bạn gần như không còn lựa chọn nào khả quan hơn. Tuy nhiên, hãy cùng nhìn lại một vài con số khá thú vị dưới đây để giải tỏa, và biết đâu chúng sẽ là loại vắc-xin hữu hiệu nhất giúp chống lại “tâm bệnh”?
Khoa học đã chứng minh, để có thể “cai nghiện” thành công, bạn luôn phải là người chủ động từ chối mọi cám dỗ. Hãy chủ động tắt điện thoại mỗi tối để có một giấc ngủ ngon, chủ động cất điện thoại đi chỗ khác khi đang lái xe hoặc làm việc. Chắc chắn bạn sẽ thấy sự khác biệt chỉ trong một thời gian ngắn.
Khoa học đã chứng minh, để có thể “cai nghiện” thành công, bạn luôn phải là người chủ động từ chối mọi cám dỗ.
Nghe thì đơn giản nhưng bắt tay vào làm mới khó. Khi nguồn điện thoại bị ngắt, bạn sẽ có cảm giác một cánh cửa vừa đóng sầm trước mặt. Và một cánh cửa khác mở ra – Cánh cửa của những nỗi lo: Lo lỡ công chuyện, lo không xem được hòm mail đang đầy ngập thư mới, lo sếp gọi không ai nghe máy, lo bị unfriend vì không chấp nhận lời mời chơi game, lo bị nàng dỗi vì không kịp like ảnh đại diện… Làm sao đây?
Rốt cục, bạn sẽ lại chép miệng và… bật máy lên. Bởi suy cho cùng, ở cái thời đại điện thoại di động còn nhiều hơn dân số, tâm trí bạn hẳn sẽ thanh thản hơn nhiều khi có một “bộ não thứ 2” luôn ngoan ngoãn kề bên.
1/3 số người thừa nhận nghiện smartphone.
Chúng ta thà “cai” thứ gì trong vòng 1 tuần thay vì điện thoại di động?
Cả ngày dính lấy điện thoại, dù không nhắn tin, gọi điện là một trong những dấu hiệu của chứng nghiện smartphone.