Bạn có tin: Voi có thể đánh hơi được ở khoảng cách hàng dặm?

Bạn có tin: Voi có thể đánh hơi được ở khoảng cách hàng dặm?

Điều này có thể xảy ra ở một khu rừng rậm nào đó – và cũng có thể ở sa mạc, đại dương hay đồng cỏ xa-van. Nó giúp loài vật có thể nhận biết kẻ thù của mình. Trong khi nhiều động vật phân biệt được giữa đồng loại và kẻ thù, thì có một số ít loài vật lại có khả năng phân biệt giữa những loài động vật ăn thịt dựa trên dấu hiệu đe dọa đặc trưng của chúng. Thậm chí, có động vật còn có khả năng lợi hại hơn nhiều khi có thể nhận biết được những loài động vật ăn thịt đơn lẻ nào là kẻ thù đáng lo ngại nhất.

Hóa ra những chú voi Châu Phi chính là loài có khả năng này. Hai nhà nghiên cứu Lucy A. Bates và Richard W. Byrne thuộc trường Đại học St. Andrews của Scotland và cộng sự đã chứng minh được rằng, bằng việc sử dụng khứu giác và những ám hiệu về thị giác những chú voi này có thể phân nhóm các loài động vật ăn thịt. Chúng thật sự là kẻ “thông tuệ” khi làm được điều này. Vì trên thực tế thì chỉ có những loài vật có tư duy giống con người mới có khả năng này.

Bạn có tin: Voi có thể đánh hơi được ở khoảng cách hàng dặm?
(Ảnh: Chris Gash)

Trong một công bố trên trang web nổi tiếng Current Biology, nhóm nghiên cứu đã mô tả lại những quan sát của họ tại Vườn thú quốc gia Amboseli ở Kenya. Những chú voi ở đây đã gặp các nhóm người địa phương thể hiện cách cư xử khác nhau đối với chúng. Những thanh niên người dân tộc Maasai dùng giáo đe dọa đâm chúng, còn nông dân trong làng không đe dọa gì đến chúng cả.

Nhóm nghiên cứu cũng đã quan sát được cách thức những chú voi này phân biệt mùi từ những bộ quần áo của người Maasai mặc, người Kamba và những bộ quần áo không có ai mặc. Mùi từ những bộ quần áo của người Maasai đem đến phản ứng mạnh nhất. Những chú voi này phi thật nhanh và xa từ nơi chúng đứng đến vị trí xuất hiện mùi thường là chỉ dừng lại khi gặp phải những cây cỏ cao chặn trước mặt. Cũng phải mất rất nhiều thời gian để chúng có thể lấy lại bình tĩnh sau khi phát hiện ra mùi từ quần áo của người Kamba và quần áo không có người mặc.

Bởi vì người Maasai truyền thống thường mặc những bộ trang phục sáng đỏ. Do vậy nhóm nghiên cứu đã thử tìm hiểu liệu màu sắc có ảnh hưởng gì khác biệt đến nhận biết của loài voi này so với những trang phục có màu nhạt hơn của nhóm người Kenya khác. Họ đã phát hiện ra rằng, những bộ quần áo đỏ chưa có ai mặc cũng gây ra phản ứng đối với những chú voi mặc dù phản ứng này khác so với phản ứng gây ra bởi mùi thơm. Khác xa cảm giác sợ hãi và lẩn trốn, những chú voi này khi nhìn thấy tấm vải đỏ đã trở nên tức giận và hung dữ lạ thường, hung hăng lao thẳng về phía tấm vải.

Nhóm nghiên cứu cho hay, loài voi này phản ứng như vậy vì đó là những hình ảnh mà chúng cảm nhận được bằng thị giác, chứ không phải qua khứu giác. Nếu “mùi” của người Maasai không tạo ra cảm giác sợ hãi, thì có lẽ sự phản kháng của những chú voi sẽ được kiềm chế hơn.

Trường Giang – Việt Hằng

 

Theo The New York times