Công nghệ đã phát triển với tốc độ chóng mặt, cho phép thực hiện được những điều tưởng như chỉ có trong phim viễn tưởng.
Sự phát triển của công nghệ có thể nói là không có giới hạn. 100 năm trước, ai dám nghĩ TV sẽ nhan nhản khắp nơi như ngày nay? Hay thứ xa xỉ phẩm như điện thoại di động đã trở nên phổ thông đến mức những đứa trẻ 3 tuổi cũng có thể dùng iPad, iPhone nhoay nhoáy…
Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với một loại máy móc cực hay, thể hiện rõ rệt sự tiến bộ của công nghệ chóng mặt đến như thế nào. Đầu tiên, hãy xem bức ảnh này và cho biết: Bạn thấy gì?
Thấy gỉ sắt chứ thấy cái gì nữa.
Trước kia, nếu muốn đánh bay chỗ gỉ kim loại này, người ta chỉ có thể dùng que, giấy ráp mà cạo, hoặc chất hóa học để trung hòa chỗ oxit kim loại.
Tuy nhiên, 2 cách này thì hoặc là tốn sức, hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe. Hơn nữa, các chất hóa học có thể vô tình ăn mòn cả bề mặt kim loại, khiến kết cấu vật liệu trở nên mỏng manh hơn.
Tuy nhiên như đã nêu, sự phát triển của khoa học đã giúp con người giải quyết được chuyện này một cách nhẹ nhàng hơn bằng một phương pháp vô cùng… vi diệu: sử dụng tia laser.
“Hịn” chưa?
Mấu chốt ở đây là họ sử dụng nguồn điện có điện áp lên tới 1000W.
Công nghệ dùng laser cạo gỉ sắt này do một công ty tại Canada thực hiện. Mấu chốt ở đây là họ sử dụng nguồn điện có điện áp lên tới 1000W, phát ra xung laser cực mạnh, cực nhanh với bước sóng cực ngắn, nhằm tạo ra những vụ nổ plasma siêu nhỏ.
Những vụ nổ này sẽ tạo thành chấn động và áp suất nhiệt, giúp đẩy bay các mảng bám – ở đây là gỉ sắt. Đồng thời, tiêu cự của laser sẽ được điều chỉnh một cách tuyệt đối chính xác sao cho chỉ tác động đến lớp gỉ bên ngoài, thay vì bề mặt kim loại bên trong.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như vô tình khẩu “súng” laser này bắn vào da chúng ta?
Hãy xem ảnh dưới để biết câu trả lời.
Tại sao tia laser nhìn nguy hiểm thế lại không gây hại gì cho da của chúng ta?
Ồ, tại sao tia laser nhìn nguy hiểm thế lại không gây hại gì cho da của chúng ta? Thực ra nếu chiếu lâu thì là cả một trời sao luôn đó. Nguyên nhân là vì hệ thống này hoạt động dựa trên nhiệt của tia laser, nhưng nó chỉ có tác dụng nếu như bề mặt vật hấp thụ đủ năng lượng để tạo ra nhiệt.
Trong khi đó, người đàn ông trong hình có làn da trắng – giúp phản lại hầu như toàn bộ ánh sáng từ tia laser. Chính vì thế, việc tia laser lướt nhanh qua tay sẽ chẳng để lại hậu quả gì.
Tuy nhiên, nếu như bạn có một làn da tối màu, đặc biệt là đen như “cột nhà cháy” thì đừng bao giờ nghĩ đến chuyện cho tay vào tia laser “hung hãn” này, vì chắc chắn bạn sẽ phải hối hận nếu làm điều này.