Các bạn đã “bình phục chấn thương” sau vụ đánh nhau xé váy vàng trắng – xanh đen chưa? Chưa à? Vậy tiếp tục giằng xé một cái khác nhé.
Lại một thử nghiệm nữa làm đau đầu cư dân mạng, khi mà một lần nữa lại có những ý kiến trái chiều về cái hình này có màu gì? Thử nghiệm này được đưa ra bởi hãng Optical Express, một hãng dịch vụ khám mắt tại Anh.
Bạn thấy gì từ tấm hình này? Xanh dương hay xanh lá?
Nếu chưa rõ ràng lắm, hãy nhìn vào tấm hình dưới đây, mảng màu số 2 ở giữa theo bạn có màu gì?
Không câu trả lời nào là chính xác hoàn toàn khi mà chúng ta nhìn màu sắc theo nhiều các khác nhau.
Trong 1.000 người trả lời, có tới 64% số người nói rằng tấm hình đầu tiên có màu xanh lá, 32% tin rằng nó có màu xanh dương. Nhưng khi họ được yêu cầu nói ra màu của tấm hình khi nó được đặt cạnh 2 tấm màu xanh dương hai bên, thì có tới hơn 90% số người trả lời ngay nó có màu xanh lá.
Theo như Optical Express, thông số RGB (đỏ-xanh dương– xanh lá, red-blue-green) của tấm ảnh là 0 đỏ, 122 xanh lá và 116 xanh dương. Với thông số ấy, theo định nghĩa, tấm ảnh đó là màu xanh lá.
Mặc dù vậy, cũng dễ hiểu rằng không câu trả lời nào là chính xác hoàn toàn khi mà chúng ta nhìn màu sắc theo nhiều các khác nhau. Nếu bạn nhìn màu khác hẳn với người khác thì có lẽ rằng bạn mắc chứng mù màu rồi.
Điều gì xảy ra khi bạn nói với người ta rằng mình mù màu: “Hay ho nhỉ? *chỉ vào vật bất kì* ĐÂY LÀ MÀU GÌ ĐÓ MÀY?”
Một phần lớn khác nữa là ngôn ngữ cũng “chia màu” theo cách riêng của chúng. Khi mà chúng ta gọi màu này là x nhưng người khác lại gọi nó là x’, khác nhau dù cho ta đều hiểu rằng chúng đều là một màu.
Trưởng ban dịch vụ khám và điều trị tại Optical Express, Stephen Hannan giải thích: “Mỗi một người chúng ta là độc nhất khi mà quá trình hoạt động của não bộ mỗi người là khác nhau. Dựa theo cách mà bạn nhìn mảng màu đó, mỗi người sẽ có một giải thích riêng của mỗi cá nhân họ, một giải thích màu khác nhau“.
Ánh sáng đi vào mắt, tới võng mạc và vào tới những mô nhạy cảm ánh sáng trong mắt. Ánh sáng được chuyển thành những tín hiệu điện gửi lên não bộ. Mỗi một não sẽ có một phản ứng khác nhau với từng tín hiệu đó, nên việc khác biệt là không có gì kì lạ.