Bao lâu thì nên thay mới bát đũa, bàn chải, khăn mặt?

Đừng sử dụng bát đũa, bàn chải, khăn mặt quá nửa năm!

Đũa ăn

Nhiều gia đình có thói quen sử dụng đũa “vô thời hạn” năm này qua năm khác mà không hề biết đũa quá hạn sử dụng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Thông thường, “tuổi thọ” lý tưởng của đũa là từ 3 đến 6 tháng. Quá thời gian này, đũa sẽ phai màu nhạt hơn hoặc chuyển sang màu đậm hơn, cho thấy vật liệu làm ra đôi đũa đã bị thay đổi sau thời gian sử dụng. Và đây là thời điểm bạn cần thay đũa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đừng sử dụng bát đũa, bàn chải, khăn mặt quá nửa năm!
Đa phần các loại đũa làm từ chất liệu tre, gỗ khi dùng quá lâu đều có thể sản sinh ra nấm mốc, vi khuẩn. Đây có thể trở thành nguồn gây bệnh, nhẹ là các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, nặng thì có thể gây ung thư gan.
Từ góc độ sức khỏe, đũa có nguồn gốc tự nhiên được xem là tốt nhất cho sức khỏe. Do đó, bạn nên chọn các loại đũa mộc làm từ tre, trúc, gỗ tự nhiên. Dù rằng những mẫu đũa được thiết kế tỉ mỉ, nhuộm màu bắt mắt có thể phù hợp với xu hướng thẩm mỹ hiện đại, nhưng trên thực tế, đũa càng đẹp càng tiềm ẩn nhiều mối nguy hơn nếu mua hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là đũa tre trúc rất dễ bị nấm mốc nên sau khi ăn cần rửa sạch sẽ rồi lau khô, để ở nơi thoáng khí. Luôn bảo quản đũa ở nơi khô ráo để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
Thông thường, đũa ăn dùng lâu ngày có thể có nhiều loại vi khuẩn và tàn dư nước tẩy rửa mà chúng ta không thể nhìn thấy, gây nguy cơ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, một số người có thói quen sau khi ăn không rửa bát đũa ngay mà ngâm vào chậu nước thì vi khuẩn càng có cơ hội sinh sôi, phát triển. Đũa được tái sử dụng nhiều lần, rửa nước nhiều lần, rất dễ trở thành nơi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển như vi khuẩn tụ cầu vàng, E.coli… Do đó, bạn cần hiểu rằng dù có rửa sạch đến thế nào thì cũng cần thay đũa sau 3 – 6 tháng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Khăn mặt, khăn tắm

Bạn có biết khăn mặt, khăn tắm sau một thời gian sử dụng có thể trở thành nơi trú ngụ của hàng triệu con vi khuẩn. Ngay cả khi bạn nhìn khăn vẫn còn rất mới thì vẫn có những mối nguy tiềm ẩn bên trong do khăn được để trong phòng tắm, môi trường ẩm ướt chính là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.

Đừng sử dụng bát đũa, bàn chải, khăn mặt quá nửa năm!
Một lý do nữa khiến khăn mặt, khăn tắm dễ bị vi khuẩn xâm nhập là do được dệt bằng chất liệu cotton, khiến vi khuẩn dễ ký sinh trong các kẽ sợi bông và rất khó làm sạch. Ngay cả khi bạn giặt sạch sẽ, phơi nắng hay luộc qua nước sôi thì cũng chỉ tạm thời khống chế vi khuẩn trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, việc sử dụng lâu sẽ làm khăn mất độ mềm mại, trở nên xơ cứng và có hại cho da. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn hãy thay khăn mặt, khăn tắm sau 3 – 4 tháng.
Bàn chải
Theo các chuyên gia về sức khỏe răng miệng, bàn chải nên được thay mới sau khoảng từ 3-4 tháng sử dụng. Dù có thể lúc này bàn chải trông còn khá mới, lông bàn chải chưa bị mòn và loe sang 2 bên nhưng hiệu quả chải sạch đã không còn được như lúc đầu. Đó là chưa kể bàn chải lâu ngày có thể trở thành nguồn bệnh lây nhiễm như viêm lợi.
Bao lâu thì nên thay mới bát đũa, bàn chải, khăn mặt?
Đặc biệt, người bị ốm nên bỏ bàn chải cũ ngay khi phát hiện bị bệnh và thay bàn chải một lần nữa sau khi khỏi bệnh và trở lại bình thường.
Bông tắm
Qua quá trình sử dụng, bông tắm dần tích tụ chất nhờn và tế bào chết của cơ thể. Gặp môi trường ẩm ướt, các chất bẩn này sẽ trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Và dùng bông tắm trong một tháng mà không thay mới có thể đưa vi khuẩn vào cơ thể. Chính vì vậy, bạn nên thay mới bông tắm mỗi tháng 1 lần để đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên thường xuyên giặt bông tắm bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước nóng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Miếng rửa bát

Miếng rửa bát có lẽ là một trong những vật dụng ẩn chứa nhiều vi khuẩn nhất. Ngoài ra, miếng rửa bát còn tiếp xúc trực tiếp với bát đũa chúng ta đưa lên miệng ăn hàng ngày. Vì vậy, dù là bạn sử dụng bọt biển hay khăn vải để rửa bát thì cũng nhớ thay cái mới mỗi tháng hoặc ngay khi nó bắt đầu có mùi hôi.

Dương Thùy

 

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.