Mụn trứng cá xuất hiện ở trên mặt dù xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào cũng phản ánh sức khỏe thể chất của một người. Bạn có muốn khám phá không?
-
1
Vùng má phải: Dấu hiệu phổi không khỏe
Tình trạng: Mụn xuất hiện trên má phải là dấu hiệu cho thấy phổi của bạn không khỏe. Nếu bạn bị hen suyễn hoặc là một người hút thuốc, các mao mạch nhỏ dưới da của bạn dễ bị phá vỡ, tạo nên mụn. Mụn mọc trên má phải cũng có thể xảy ra khi bạn mắc các bệnh đường hô hấp như cúm.Mụn trứng cá mọc trên má trái lại báo hiệu vấn đề về túi mật. Ngoài ra, nếu bạn bị mụn thâm ở phía dưới gò má, đây có thể là dấu hiệu của bệnh răng miệng.
Biện pháp khắc phục: Ăn nhiều thực phẩm nhuận phổi. Nhất là thời tiết mùa đông khô, các thực phẩm có tác dụng nhuận phổi như bách hợp, mộc nhĩ, lê, mật ong, cà rốt, mía có thể nhuận phổi, nên ăn nhiều. Đặc biệt, chú ý uống nhiều nước. Về tinh thần, cố gắng duy trì tâm trạng tốt.
-
2
Mụn phía trên lông mày hoặc thái dương: Tuyến thượng thận và gan gặp vấn đề
Tình trạng: Nếu mụn thâm xuất hiện trên lông mày hoặc thái dương, đây có thể là do tuyến thượng thận của bạn có vấn đề. Căng thẳng là một yếu tố chính khiến tuyến này không hoạt động bình thường. Tuyến thượng thận cũng liên quan tới những vết mụn thâm xuất hiện quanh vùng cổ.
Ngoài ra, khi mụn thâm xuất hiện quanh lông mày, đó là triệu chứng cho thấy gan của bạn hoạt động quá mức. Điều này thường xảy ra khi bạn ăn những đồ ăn giàu dinh dưỡng vào ban đêm.
Biện pháp cải thiện: Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu để giảm tích tụ bã nhờn. Tẩy tế bào chết mỗi tuần một lần. Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya. Nên chú ý thư giãn cơ thể khi phải hoạt động quá căng thẳng.
-
3
Mụn nhiều ở vùng trán: Hệ tiêu hóa và tim có bệnh
Tình trạng: Nếu có mụn thâm trên trán, đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn không ổn, có thể do độc tố tích lũy trong cơ thể, cũng có thể do ruột non gặp vấn đề khi tiêu hóa thức ăn. Mụn trên trán cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần uống nhiều nước hơn (đặc biệt cần thiết để thải độc tố). Thông thường, những người phải chịu áp lực tâm lý lớn, tâm tính không ổn định, hay để bụng, so đo, dễ mắc chứng này.
Vị trí của trán tương ứng với phần tim, suy nghĩ nhiều trong thời gian dài có thể làm tinh thần bị tổn thương, tính khí không ổn định, nhiệt theo huyết mạch chảy lên phần mặt, tập trung vào trong phần tim, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu cũng dễ xuất hiện mụn.
Biện pháp cải thiện: Bạn nên uống nhiều nước và hạn chế ăn những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại chứa nhiều chất không tốt.Khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ. Uống quá nhiều nước sau khi vận động cũng có thể tăng dung lượng máu, gây áp lực cho tim.
Cần đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nên đi ngủ đúng giờ, dù không ngủ được, trạng thái thả lỏng cũng sẽ giúp gan giải độc tốt hơn. Tránh uống rượu. Ngoài ra, nên ăn ít muối, vì muối quá nhiều có thể làm tổn thương dung nhan, đồng thời tăng cao dung lượng máu, gây áp lực cho tim
-
4Mụn xung quanh môi: Tỳ vị có vấn đề
Tình trạng: Theo lý luận của đông y, chức năng của tỳ là hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể. Chức năng của vị (dạ dày) là tiếp nhận thức ăn. Tỳ và vị hợp tác với nhau để hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng. Do đó, việc bài trừ độc tố ở tỳ là rất quan trọng. Khi tỳ vị xuất hiện vấn đề, thường biểu hiện xung quanh miệng nổi mụn. Đồng thời kèm theo triệu chứng dạ dày trướng, tiêu hóa không tốt, đi tả hoặc táo bón (táo bón dẫn đến sự tích tụ các độc tố trong cơ thể), nghiêm trọng hơn sẽ gặp các bệnh ở dạ dày.
Biện pháp cải thiện: Cần điều chỉnh thói quen ăn uống, ăn nhiều trái cây và rau để tăng cường chất xơ. Tuân theo quy tắc ăn uống, không nên ăn uống quá độ, chú trọng đến thời gian ăn uống. Khi ăn nên nhai kĩ, sau khi ăn không nên uống nước làm loãng dịch vị dạ dày mà chỉ nên xúc miệng hoặc đánh răng. Nên ăn nhiều cháo vì cháo ấm, dễ tiêu hóa trợ giúp cho tỳ. Có thể ăn thêm các chế phẩm từ đậu tương như đậu xanh, đậu đỏ.
-
5
Mụn ở cánh mũi: Trục trặc buồng trứng hoặc hệ sinh sản
Tình trạng: Cánh mũi thường mọc mụn có thể do chất béo dưới da bài tiết quá nhiều, nếu trên mũi hơi có hiện tượng bong da, có nghĩa tuần hoàn máu cũng không tốt. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể liên quan đến chức năng buồng trứng hoặc cơ quan sinh sản. Bạn nên kịp thời đến gặp bác sỹ để xin tư vấn. Phản ứng cơ thể đi kèm thường là đau bụng dưới, kinh nguyệt thất thường, chất thải có mùi lạ.
Biện pháp cải thiện: Nếu bạn thường mọc mụn ở cánh mũi, kinh nguyệt lại không ổn định, nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt, để đề phòng các bệnh về buồng trứng và tử cung.
-
6
Mụn ở vùng sống mũi: Dạ dày và nội tạng bị nóng
Tình trạng: Khi mụn lấm chấm trên sống mũi, đó là dấu hiệu cảnh báo dạ dày và nội tạng của bạn đang bị nóng, hệ tiêu hóa không vận hành trơn tru.Biện pháp cải thiện: Bạn nên ăn những thực phẩm có tính bình, tránh ăn thực phẩm lạnh hay quá nóng. Nguyên do vì thực phẩm lạnh dễ gây tiết acid dạ dày còn thực phẩm nóng thì lại tăng thêm “độ nóng”.