Bày tỏ sự giận dữ như thế nào cho đúng mực?

Bày tỏ sự giận dữ như thế nào cho đúng mực?

Nhiều khi bản thân ta không thể tránh được những cảm giác tức giận, bực mình. Đó là một cảm giác bình thường như bao cảm xúc khác. Thế nhưng, ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta luôn được cha mẹ dạy dỗ “tức giận là không tốt, phải kìm chế!” Vì thế, khi gặp một ai đó đang gào thét trong tức tối và mất kiểm soát, bản thân chúng ta không biết phải làm thế nào cho đúng mực và chúng ta trở nên lúng túng…

Bởi vì bản thân chúng ta đã được dạy cách kìm chế sự tức giận và không nên thể hiện cái giảm giác bình thường đó, chúng ta dần dần học cách ức chế những cảm giác tức giận với người khác và coi đó là một nét tính cách ôn hòa, dễ chịu. Nhưng, kìm chế sự tức giận có phải là một điều thực sự tốt cho bạn?

Tôi có một anh bạn mắc bệnh nói nhiều kinh khủng. Chẳng may gặp anh ta kiểu gì anh ta cũng lôi đi nhậu hoặc đi café và kể lể đủ thứ trên đời. Điều quan trọng là nhiều khi những quan điểm của anh ta rất phiến diện và củ chuối, thế nhưng nếu như tôi hoặc ai đó có ý định phản biện lại thì ngay lập tức anh ta sẽ chặn họng và không cho ai được can thiệp vào câu chuyện đó, chỉ mình anh ta độc diễn mà thôi.

Bày tỏ sự giận dữ như thế nào cho đúng mực?

Theo thói quen nhẫn nhịn và không bày tỏ sự tức giận, tôi nén cái bực mình trong lòng như một phản xạ đã qua rèn luyện “Ừ thôi, không chấp mấy kẻ sồn sồn, cái Tôi to tướng!”.

Có lần, tôi gặp một người bạn nữa. Bạn xã giao và gặp rất tình cờ. Nói chuyện một hồi thì cũng giống như anh kia, chỉ biết nói về bản thân mình một cách ảo tưởng và lại còn thêm cái thói thích hạ bệ người khác. Nói tới lui một hồi ngõ hầu cả thế giới này đêu ở chiếu dưới anh ta vậy, ngay cả sếp của tôi, một người mà ai ai cũng thần tượng thì anh ta cũng “đì” không thương tiếc vì “dám” sa thải anh ta 3 năm trước đó. Tôi có nói một vài vấn đề liên quan đến việc cắt giảm nhân sự năm đó thì anh ta phẩy tay nói không quan tâm, đến khi đứng lên bỏ đi còn không thèm thanh toán tiền trà nước của mình. Một người rất bất lịch sự và khiến tôi bực mình, nhưng như mọi lần, tôi lại hít thật sâu và dẹp cơn tức giận của mình xuống “Ồ, nói chuyện với người không biết lý lẽ thì nói chuyện với cái đầu gối còn hơn!”. Tôi lại nhủ lòng như thế, không chỉ một lần với không chỉ một người…

Mỗi lần tôi muốn bốc hỏa thì tôi lại tự kìm chế mình để không thốt ra những lời mà tôi đang nghĩ trong lòng, hậu quả là dù tôi không tức giận ra bên ngoài và không ai bị tổn thương trong câu chuyện nhảm nhí bực mình đó, nhưng việc kiềm chế sự tức giận là mang lại những hậu quả không tốt cho tôi.

Những khi như vậy tôi vẫn buồn bực lắm, cảm giác khó chịu muốn nói mà phải kìm lại thực sự không hay ho gì, và trên thực tế thì tôi vẫn ám ảnh cái câu chuyện đáng ghét đó nhiều ngày sau. Sự ám ảnh và buồn bực dai dẳng nó khiến công việc của tôi bị ảnh hưởng, tôi stress và mắc chứng chán ăn, chẳng muốn bỏ cái gì vào mồm miệng nữa, cứ mỗi lần như thế tinh thần mệt mỏi và cả thể xác cũng chẳng dễ chịu chút nào!

Nhiều lần như thế tôi bỗng ngẫm nghĩ “chẳng phải trên đời này người ta nói hỉ, nộ, ái , ố là những cảm giác của con người hay sao? Tại sao ta được phép vui, được phép buồn, được phép bày tỏ yêu thương mà lại không được phép bày tỏ sự tức giận? Cứ phải kìm nén thế này, có khi tôi lại tức giận với chính mình mất thôi!”. Làm sao đây? Làm sao để bày tỏ sự tức giận nhưng vẫn đúng mực và kiểm soát được vấn đề bây giờ?

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.