Bệnh nấm cựa gà tàn hại thời trung cổ

Trong dòng họ nấm có “đứa con hư” gọi là nấm cựa gà – Claviceps. Nó đã tàn hại biết bao người hàng mấy thế kỷ thời trung cổ.

Nấm cựa gà Claviceps trên cây lúa mì 
(Ảnh:  wetterzentrale)

Phụ nữ bị bệnh đẻ con, chết. Lúc đầu người ta cho là quan ôn gây ra, qua nhiều năm nghiên cứu mới tìm ra thủ phạm. Đó là nấm cựa gà.

Nấm cựa gà là loại nấm nang, thích ký sinh ở tử phòng của lúa mì và lúa mạch đen, phát triển thành hạch nấm như chiếc cựa gà màu nâu rồi đen rất cứng. Khi người ta ăn phải bột nhiễm nấm cựa gà, họ sẽ bị bệnh. Đầu tiên bị chuột rút chân tay, cơ bắp; sau đó tay chân, vú, răng cảm thấy tê dại, rồi thối loét dẫn đến tử vong, rất thảm. Người ta gọi là bệnh cựa gà.

Gia súc ăn phải các loại cỏ thuộc họ hòa thảo nhiễm nấm cựa gà cũng bị ngộ độc chết.

Đến thế kỷ 18, công nghiệp xay bột phát triển tiến bộ hơn, người ta đã loại bỏ được nấm cựa gà, kiểm soát được bệnh nấm cựa gà. Không những vậy, người ta còn tìm ra được một loại alkuloid trong nấm cựa gà có tác dụng xúc tiến mạch máu co bóp, kích thích thần kinh tê liệt, chế ra thuốc cầm máu va thuốc kích đẻ. Và như vậy “đứa con hư” nấm cựa gà đã được cải tạo tốt.


Nấm cựa gà Claviceps trên cây lúa mì và 1 số loại nấm khác (Ảnh: swsbm)

 

Theo H.T (Kỳ quan vi sinh vật)