Ung thư là mối lo ngại của bất cứ ai trong cộng đồng khi mà hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với khói bụi, đồ ăn mất vệ sinh hoặc kém chất lượng, lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia…Hiệp hội phòng chống ung thư Quốc tế cho hay, mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới ung thư trên thế giới, 8,2 triệu người tử vong, điều đáng nói là 2/3 trong số này ở các nước thu nhập thấp hay trung bình.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, ung thư đang trở thành gánh nặng về sức khỏe, kinh tế xã hội toàn cầu, không chỉ các nước đang phát triển mà cả các nước đã phát triển. Việt Nam hiện có tỷ lệ mắc mới và hiện mắc ở mức cao trên thế giới. Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, nhiều người vẫn nghĩ ung thư là vô phương cứu chữa nhưng không phải như vậy.
Một bệnh nhân ung thư được cứu sống nhờ tiến bộ y học.
Bằng các biện pháp phòng bệnh có thể phòng ngừa được 30% bệnh ung thư, chẳng hạn không hút thuốc phòng ngừa 90% nguy cơ mắc ung thư phổi, không nghiện rượu có thể phòng ngừa được 80% nguy cơ mắc ung thư thực quản, tiêm vắc xin viêm gan B có thể phòng được viêm gan siêu vi B từ đó phòng ngừa ung thư gan, tiêm vắc xin HPV phòng ngừa cổ tử cung.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, qua phương phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể cứu chữa khỏi được 30% bệnh nhân ung thư. Nếu điều trị tích cực, đúng phác đồ, có giảm nhẹ thích hợp, trị kịp thời có thể kéo dài thời gian sống cho 1/3 bệnh nhân ung thư còn.
Về khả năng chữa khỏi căn bệnh này, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, ở các nước phát triển, con người đã chữa khỏi 80% bệnh nhân bệnh ung thư, còn trẻ em có thể chữa khỏi 60% bệnh ung thư.
Còn ở nước ta, tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này chưa nhiều như mong muốn. Bởi tỷ lệ nhiều bệnh nhân tới khám, điều trị ở giai đoạn muộn mặc dù đã có nhiều trang thiết bị hiện đại.
Để phòng căn bệnh này, Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra lời khuyên, mỗi người hãy có lối sống lành mạnh, không uống rượu bia, rèn luyện thể dục, tiêm phòng vắc xin, khám sức khỏe định kỳ.
Phát hiện càng sớm càng có thể chữa khỏi
Giáo sư TS Nguyễn Bá Đức (Phó Chủ tịch hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc bệnh viện K) cho biết, có những em bé còn nhỏ bị ung thư là do đột biến ở bào thai hay di truyền. Còn ung thư ở người lớn trải qua quá trình tích lũy nguy cơ, chất độc.
“Hút thuốc lá càng nhiều năm thì tích lũy chất độc càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng cao. Quá trình ăn uống hàng ngày, chất ô nhiễm tích lũy, lao động nghề nghiệp trong môi trường có nhiều nguy cơ, môi trường tự nhiên như tia phóng xạ, khói bụi…gây đột biến tế bào thành ung thư”, bác sĩ Đức nói.
Phát hiện sớm bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh. Một số bệnh ung thư chữa hết chi phí thấp và hiệu quả chữa cao.
Về khái niệm sớm của bệnh ung thư, theo Giáo sư – TS Nguyễn Bá Đức, bệnh ung thư tiến triển thầm lặng. Khi một số tế bào đột biến đầu tiên không có triệu chứng rõ rệt. Còn khi đã xuất hiện những triệu chứng lâm sàng tức là giai đoạn muộn.
“Khoa học khuyến cáo cần có tầm soát để phát hiện ung thư thường gặp như ung thư da hay cổ tử cung, hoặc khối u ở đại trực tràng”, Giáo sư nhấn mạnh.
Về các giai đoạn của bệnh, ung thư có giai đoạn 0 – đến giai đoạn 4. Giai đoạn 0 có thể tình cờ phát hiện qua khám bệnh và sinh thiết của bác sĩ tiến hành, giai đoạn 1 còn nhỏ và kích thước khối u dưới 2 cm, chưa có hạch. Giai đoạn 2 muộn hơn nhưng vẫn còn tương đối sớm, hạch xung quanh khu vực khối u và chưa lan rộng, giai đoạn 3-4 có hạch lan ra khu vực khác, di căn xa sang các nội tạ
ng như xương, phổi, gan. Phát hiện càng muộn, tiên lượng càng xấu, điều trị tốn kém, kết quả thấp.
Ngoài ra, hiện nay, nhiều người vẫn có tâm lý giấu bệnh do sợ đi khám vì đông đúc, quá tải hoặc quan niệm sai lầm do ăn ở không tốt. Về mặt quá tải, bác sĩ Đức cho rằng, với sự quan tâm đầu tư, hiện nay tình trạng quá tải đã được cải thiện. Còn về mặt nhận thức của người bệnh cần phải tuyên truyền, hướng dẫn để mọi người hiểu đúng.
Thanh Thủy
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.