Bí ẩn đồng hồ sinh học giấu trong phân tử nhỏ xíu

Hiển nhiên là có sự tồn tại của những đồng hồ sinh học trong cơ thể và chúng đã được nghiên cứu trên 150 năm nay, nhưng chỉ mới đây các nhà khoa học mới có thể lần tới bộ máy đồng hồ phát sinh ra nhịp sống trên Trái Đất.

Các nhà khoa học trường Đại học tổng hợp Hebrew ở Jerusalem, Israel đã phát hiện thấy rằng chiếc chìa khóa giải đáp thắc mắc được giấu trong 1 phân tử nhỏ xíu. 

Con người cũng như phần lớn sinh vật trên Trái Đất có nhịp sống 24 giờ. Nhịp này do các đồng hồ bên trong cơ thể tạo ra, ở trong đại não và điều khiển nhiều chức năng của cơ thể, kể cả các chu kỳ ngủ-thức giấc và ăn uống.

Các nhà khoa học Đại học tổng hợp Hebrew đã phát hiện thấy rằng một phân tử nhỏ xíu, được gọi là micro axit rebonucleic là bộ phận chủ yếu của đồng hồ. Phát hiện này có ý nghĩa sâu xa đối với việc điều trị mất ngủ và những rối loạn khác liên quan đến chu kỳ sống ngày đêm.

Chu kỳ ngủ-thức là biểu hiện đặc trưng của đồng hồ sinh học 24 giờ được hình thành nhờ những nơron chuyên trách, có trong cơ thể người cũng như ở ruồi giấm. Cơ chế này điều tiết nhịp đồng hồ của ruồi giấm cũng như ở phần lớn động vật có vú và người.

Cơ chế này có đặc điểm rõ rệt là tính giờ cực chính xác qua một quá tình phức tạp kích hoạt-ức chế của gen, nhờ đó mà kiểm soát chặt chẽ quá trình diễn ra trong 24 giờ.

Các nhà khoa học đã cho thấy rằng chế độ điều tiết có ý nghĩa then chốt đối với khả năng của cơ thể chúng ta trong việc hàng ngày có thể xác định đầy đủ chu kỳ 24 giờ, đặc biệt là vai trò đó thuộc về phân tử nhỏ xíu – micro axit rebonucleic.

Bản thân phân tử này cũng mới được phát hiện nhưng trong thời gian gần đây đã chứng minh được rằng nó tích cực tham gia vào những quá trình khác nhau của hoạt động sống, nó nhận biết và điều tiết việc chuyển các đồng hồ gen.

Lần đầu tiên đã xác định được sự điều tiết đồng hồ trung tâm bằng phân tử micro axit rebonucleic, nhưng điều còn quan trọng hơn là các nhà khoa học đã chứng minh được vai trò của nó trong việc điều tiết trong não và ảnh hưởng của nó tới hành vi của các cơ thể sống./.

 

Theo KH&CN/Vietnam+