Bí ẩn loài lợn quái dị nhất hành tinh

0
101
Bí ẩn loài lợn quái dị nhất hành tinh

Lợn đất là loài động vật có vú sinh sống ở châu Phi, điều đặc biệt là lợn đất không có họ hàng gần trong tự nhiên. Loài động vật kỳ lạ này có cơ thể của một con thú ăn kiến, tai thỏ, mõm lợn và đuôi của kangaroo. Chính vì thế, chúng được coi là loài lợn quái dị nhất hành tinh

Họ hàng nhà lợn đều có sức sống mãnh liệt, sinh sản tốt, nhưng loài này lại đang ở trên bờ vực tuyệt chủng. Các nhà khoa học cùng các chính phủ ở châu Phi đã phải vào cuộc quyết liệt hồi cuối thế kỷ 20 để bảo tồn chúng. Chúng được coi là một trong những loài thú lạ lùng nhất thế giới.

Bí ẩn loài lợn quái dị nhất hành tinh

Lợn đất là đại diện duy nhất của bộ động vật răng ống. Răng lợn đất gồm những cái ống nhỏ xíu nằm cạnh nhau. Chúng có trọng lượng khá khiêm tốn. Lợn đất trưởng thành nặng cỡ 20-40kg, dài 1,5m. Ít người nhìn thấy lợn đất, vì chúng rất nhát.

Với bộ móng rất mạnh, sắc, chúng đào hang rất tài tình. Lợn đất thường đào hang ở đồng cỏ, nơi không có con người qua lại, hoặc đào hang trong rừng sâu, đất mềm. Hang động của nó có nhiều ngóc ngách. Hệ thống hang của một con lợn đất dài đến cả chục mét.

Bí ẩn loài lợn quái dị nhất hành tinh

Ban ngày chúng tìm cách lẩn trốn ở chỗ sâu nhất trong hang, đêm mới mò đi kiếm ăn. Món khoái khẩu của lợn đất là các loài kiến và mối. Cái lưỡi dài và dính là công cụ bắt kiến, mối rất hiệu quả.

Nó sử dụng cái mũi thính nhạy để tìm kiếm thức ăn. Gặp tổ kiến, nó dùng móng vuốt cào một lỗ nhỏ, rồi ủi mũi vào trong, dùng cái lưỡi vừa dài vừa dính để liếm kiến vào bụng. Khi không có kiến, mối nó đành xơi tạm các loại côn trùng khác, thậm chí ăn cả hoa quả, các loại hạt.

Bí ẩn loài lợn quái dị nhất hành tinh

Loài động vật quý hiếm này gần như không sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Chính vì thế, việc bảo tồn, nhân giống chúng cực kỳ khó khăn. Lợn mẹ lại cực kỳ vụng về trong việc nuôi con. Mỗi lứa đẻ 3-4 lợn con, nhưng lợn mẹ thường đè chết con liên tục. Hiện các nhà bảo tồn động vật hoang dã quốc tế đang ra sức bảo vệ loài lợn đất châu Phi.

 

Theo VTC