Bí ẩn về dã nhân Bigfoot được làm sáng tỏ

Bí ẩn về dã nhân Bigfoot được làm sáng tỏ

Một phân tích di truyền mới đây đã không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng minh cho sự tồn tại của một loài linh trưởng có nhiều đặc điểm giống con người, hay còn gọi là dã nhân Bigfoot như mọi người vẫn đồn đại.

>>> Dã nhân Bigfoot lông lá đứng bất động giữa rừng cây?

Từ lâu, trên thế giới đã tồn tại rất nhiều câu chuyện không rõ thực hư về một loài vật bí ẩn, có hình dáng giống linh trưởng, lông tóc bờm xờm, đôi mắt, mũi và tai gần giống con người và đặc biệt nhất là chúng có thể đi thuần thục trên hai chân. Trên thế giới có rất nhiều cái tên riêng được đặt ra để gọi chúng như Yeti ở Himalaya, và Bigfoot hay Sasquatch ở Bắc Mỹ. Rất nhiều người tin rằng Bigfoot là một dạng người lai, thậm chí là một loài vượn người chưa tiến hoá như Neanderthal, Denisovan hay Gigantopithecus.

Bí ẩn về dã nhân Bigfoot được làm sáng tỏ
Các nhà khoa học cho rằng không có sự tồn tại dã nhân Bigfoot như mọi người vẫn nghĩ

Bryan Sykes, nhà di truyền học tại Đại học Oxford (Anh), đã hợp tác với Rhettman Mullis – người điều hành trang Bigfootology.com – và các nhà nghiên cứu khác để thu thập các mẫu lông, tóc được cho là của Bigfoot từ khắp nơi trên thế giới. Nếu loài dã nhân này là có thật thì các DNA phải không phù hợp với bất kỳ loài vật nào.

Nhóm nghiên cứu nhận được 57 mẫu, một vài trong số đó chỉ là những sợi nhân tạo. Sau khi sàng lọc, nhóm nghiên cứu đã làm một phân tích di truyền trên 36 mẫu.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng những mẫu lông đem đi xét nghiệm thực ra là tóc người, lông bò, ngựa, chó sói Bắc Mỹ và thậm chí cả một vài loài gấu đã tuyệt chủng. Không một mẫu lông nào chứng minh sự tồn tại của một loài linh trưởng hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, Rhettman Mullis – một người trước nay theo quan điểm ủng hộ Bigfoot – vẫn có một niềm tin vững chắc vào sự tồn tại của dã nhân. Mullis cho biết thật ra có ba loại Yeti ở Himalaya, một trong số đó là gấu và tin tưởng rằng hai loại còn lại con người vẫn chưa thực sự khám phá được.

 

Theo NLĐ