Bí ẩn về thành cổ ở sa mạc

Thành cổ ở sa mạc Syrian

Nhìn khắp vùng sa mạc rộng mênh mông một màu cát vàng dường như không thể tìm thấy chân trời, ban ngày nhiệt độ cao nhất có thể lên đến hơn 40 độ C, buổi tối lại có thể hạ xuống -40 độ C. Một vùng đất như vậy đến động vật cũng không dám đặt chân đến thử hỏi có ai muốn đến định cư trên vùng đất khắc nghiệt này?

Thật kỳ diệu, năm 1862 nhà khảo cổ học người Pháp, Me Dawallgai lần đâu tiên phát hiện ra mấy trăm thành cổ bị chìm lắng suốt hơn 1000 năm ở phía Bắc sa mạc lớn Syrian. Từ những vương pháp, điện miếu cao vút với tường rộng và trên lớp nham thạch đá trắng rải trên nền đất chúng ta không dễ nhận thấy sự phồn vinh xưa kia của những thành cổ này. Chỉ qua những đường phố hoang tàn tĩnh mịch với những trận bão cát bay tứ tung và những gian nhà bị cát vùi mất một nửa chúng ta có thể nhận thấy đây là một “Thành phố chết”.

Theo sử sách ghi chép, hơn 6000 năm trước, đây là trục giao thông từ Syrian đến các nước ở phương Tây và phương Đông, là một trong những vùng đất phát sinh nền văn minh cổ đại. Một thành phố phát triển thịnh vượng như vậy, tại sao nhân loại lại bỏ quên khiến cho nó trở thành “Thành phố chết” như hôm nay?

Một nhà khảo cổ học cho rằng, có thể do nguyên nhân suy thoái kinh tế. Vào năm 611, vua Parsian đánh hạ Antiosz, cắt đứt con đường giao thông đến các nước phương Tây khiến các thương nhân hay đi qua vùng đất này phải chuyển đường. Thương phẩm ở đây không thể lưu thông nên nền kinh tế bị trì trệ, thành cổ cũng vì vậy mà từ cảnh hưng thịnh đi đến suy vong.

Thành cổ ở sa mạc Syrian

Có nhà khảo cổ học lại không đồng tình với quan điểm đó, họ cho rằng nguyên nhân kinh tế không ảnh hưởng lớn đến sự suy vong của thành cổ, mà cho rằng nước vẫn là tài sản quý báu nhất. Tuy thành cổ có hệ thống sông ngòi, kênh mương đan chằng chịt, có nhiều bể chứa nước nhưng nếu trời không mưa thì nước trở thành vấn đề quan trọng đảm bảo sự sinh tồn hay diệt vong đối với người dân nơi đây. Thêm vào đó, đế quốc La Mã cách vùng đất này không xa, đế quốc Bizantine cũng đang ngày càng phồn vinh, một số lượng lớn dân số trong thành cổ chuyển đến nơi khác sinh sống là điều không thể tránh khỏi. Cùng với dòng chảy thời gian, thành cổ này cũng trở thành hoang tàn.

Vậy nguyên nhân nào khiến những con người đó đến xây dựng thành quách giữa sa mạc? Đối với môi trường khắc nghiệt xung quanh thành cổ, họ giải quyết vấn đề sinh tồn như thế nào? Đối với họ mà nói, lo cuộc sống ở đây đã không phải là đơn giản, vậy họ làm sao còn sáng tạo được kỳ tích xây dựng thành cổ? Những nghi vấn này thực tại khiến nhiều nhà khảo cổ chưa giải thích được mà từng bước chờ đợi những chứng cứ thực tế mới để tìm câu trả lời.

 

Theo H.T (Nền văn minh cổ thế giới)