Bí ẩn xu hướng “lệch bên trái” mà con người không nhận ra

Bí ẩn xu hướng

Theo các nhà khoa học, khi nhìn vào phía mặt bên trái (theo hướng nhìn) gương mặt người đó sẽ mang cảm xúc mạnh mẽ hơn và quy định cảm xúc tổng thể của cả gương mặt. Vậy nên ở trường hợp trên, phía bên trái khuôn mặt là mặt cười nên xét về tổng thể, anh ta đang vui, dù cho 2 nét vui buồn trên gương mặt là cân bằng nhau.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nhìn vào một người, chủ yếu não bên phải của chúng ta sẽ hoạt động. Đây là phần não “chuyên biệt” dành cho nhận dạng khuôn mặt và đọc cảm xúc. Tuy nhiên, não phải hoạt động thông qua phần cơ thể bên trái.

Vậy nên khi nhìn vào khuôn mặt ai đó, não phải sẽ lấy thông tin từ phía bên trái hướng nhìn và chúng ta sẽ xác định, ghi nhớ về phía bên trái khuôn mặt, thay vì bên phải.

Một ví dụ khác cũng khẳng định rằng, não bộ có thiên lệch phía trái. Khi nhìn lại bức ảnh phía bên trái của người đó, bạn sẽ có cảm giác người này có gương mặt “giống với phía mặt bên trái” hơn. Đó là cảm giác do não bộ đánh lừa.

Theo Sam Kean, tác giả cuốn sách ăn khách tại Mỹ mang tựa đề “The tale of the dueling neurosurgeons” (Câu chuyện đối đầu của những nhà giải phẫu thần kinh), thói quen “lệch trái” đã tồn tại và gây ảnh hưởng từ rất lâu trong hội họa – đặc biệt trong những bản vẽ chân dung.


Thói quen nhìn lệch trái trong hội họa (left-side bias)

Những người ngồi làm mẫu luôn có cảm giác phía bên trái gương mặt của họ chứa đựng cảm xúc mạnh mẽ và khả năng gây ấn tượng lớn hơn phía bên phải. Đây là một ý niệm trong vô thức, vậy nên trong phần lớn các bức chân dung trong lịch sử, người mẫu có xu hướng nghiêng sang phải, để lộ phần cằm bên trái, thay vì nhìn chằm chằm vào họa sĩ.


Thay vì nhìn thẳng…


…họ nghiêng người, để lộ phần mặt bên trái

Bức tranh nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo Da Vinci là một ví dụ nổi tiếng. Trong bức họa, nàng Mona Lisa đã hơi nghiêng mặt, để lộ phía cằm trái.


Bức tranh nàng Mona Lisa

Có nhiều ý kiến cho rằng, không có sự thiên hướng “lệch trái” nhưng dường như họ đều bị đánh bại bởi chính thực tế. Một nhà nghiên cứu cho biết, nếu giả sử như tư thế ngồi của họ là ngẫu nhiên, tức là xác suất sẽ được chia đều: 33% nhìn thẳng, 33% nghiêng trái, 33% nghiêng phải.

Tuy nhiên trong hơn 1.474 bức họa tại châu Âu từ thế kỷ XVI – XX, có hơn 60% để lộ phần mặt bên trái. Trong đó, 56% các bức họa nam giới nghiêng trái, còn ở nữ giới là 68%.

Trong một nghiên cứu khác về hơn 50.000 mẫu vật từ thời kỳ Đồ Đá tới nay, “thiên hướng lệch trái” đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại. Ngay cả tượng Chúa Jesus trên thánh giá: đầu chúa Jesus nghiêng sang phải và để lộ phần mặt bên trái.


Chúa Jesus cũng “thiên lệch trái”

Theo Sam Kean, thói quen “thiên lệch trái” không liên quan đến việc người họa sĩ thuận tay trái hay phải và sự thiên lệch này có vẻ phổ biến.

Khi người mẫu nghiêng mặt, mắt trái có xu hướng di chuyển đến giữa khung hình khiến phần mặt bên trái lộ nhiều hơn. Điều này nhằm mục đích giúp bán cầu não phải của họa sĩ nhận diện được phần mặt “gây ấn tượng và giàu cảm xúc” hơn.


Bức tự họa của danh họa người Hà Lan – Rembrandt Harmenszoon van Rijn

Bên cạnh đó cũng có những trường hợp ngoại lệ. Bức tranh về các khoa học gia nổi tiếng tại Hiệp hội Hoàng gia Anh đều lộ mặt phải. Đây là điều tương đối khó hiểu và Sam cho rằng, những nhà khoa học đó không thích để lộ nhiều cảm xúc nên có xu hướng nghiêng mặt sang trái.

Tuy vậy, một vài nghi ngờ dấy lên rằng, đây chỉ là hành vi được học tại các trường nghệ thuật. Nếu thầy giáo dạy cần để lộ cằm trái trong bức vẽ thì học sinh sẽ nắm lấy và áp dụng.

Ngoài ra, nhiều người cho đây chỉ là thói quen của phương Tây đến từ việc chữ viết được đọc từ trái sang phải. Tuy nhiên qua một số nghiên cứu, Sam đã phản bác điều này.

Ông lập luận rằng, Ai Cập là một quốc gia có chữ viết đọc từ phải sang trái nhưng phần lớn bức chân dung ở đây cũng đều “lệch trái”. Ở trẻ con, chúng chỉ vẽ theo bản năng và chưa được tiếp xúc với hội họa người lớn, nhưng vẫn vẽ con người lộ mặt trái nên đây không thể là hành vi được học.

* Bài viết dựa trên quan điểm của Robert Krulwich, đăng trên chuyên trang khoa học NPR.

 

Theo Trí Thức Trẻ