Những lời khuyên và thói quen đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn tránh được cảm lạnh, cảm cúm dài ngày và những căn bệnh liên quan khi thời tiết thay đổi thất thường.
-
1
Massage thường xuyên
Massage toàn cơ thể giúp giảm lo lắng, khiến huyết áp và nhịp tim ổn định đồng thời giảm stress – một trong những chìa khóa quan trọng để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Không có bất kì chứng minh khoa học nào về độ thường xuyên bạn cần massage, tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện mỗi tháng một lần, có thể nhiều hơn nếu cơ thể bạn muốn và đảm bảo tài chính. Bạn cũng nên chú ý, massage quá mạnh có thể gây đau và những tổn thương khác đến cơ thể.
-
2
Tắm nước lạnh
Trong thời tiết lạnh giá mùa đông, bạn hãy cố gắng tắm nước lạnh, vì chúng lấy đi của bạn ít năng lượng, giảm triệu chứng đau nửa đầu, tăng cường lưu thông và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề tim mạch hãy cẩn thận vì nước lạnh đột ngột có thể làm bạn giảm huyết áp.
-
3
Dùng gừng nhiều hơn
Gừng loại trừ các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bao gồm táo bón. Hợp chất trong gừng giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện trương lực cơ đường ruột, giúp di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa hiệu quả hơn.
Bạn có thể thêm gừng tươi vào trà để nhấm nháp, hoặc ăn trực tiếp trong bữa ăn, một số hình thức khác của gừng như sấy khô, dạng bột, nấu chín cũng có hiệu quả tương đương.
-
4
Rửa tay
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention), rửa tay là môt trong số biện pháp phòng bệnh đơn giản nhất (tránh các vi khuẩn gây hại chẳng hạn như E.coli và salmonella – nguyên nhân gây bệnh từ thực phẩm).
Rửa tay với xà phòng và nước ấm thường xuyên trong ít nhất 20 giây, ghi nhớ chà xát các bộ phận trong bàn tay mạnh, không chỉ trong lòng bàn tay, kiểm tra móng tay của bạn dễ dàng lưu trữ bụi bẩn. Sau đó bạn có thể lau khô bằng khăn giấy hoặc khăn tay vải cho mỗi thành viên trong gia đình.
-
5
Tăng cường vitamin C và kẽm
Vitamin C giúp giảm thiểu căng thẳng và cùng với kẽm ngăn ngừa cảm lạnh. Bổ sung vitamin C (khoảng 500 mg mỗi ngày) ngay khi bạn có dấu hiệu cảm lạnh (viện Y Học tư vấn bạn có thể bổ sung 2.000 mg mỗi ngày để cải thiện vấn đề tiêu hóa hoặc thận). Ngoài ra, bạn có thể dùng viên kẽm bổ sung khi bị cảm lạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
6
Thêm tỏi vào chế độ ăn uống
Tỏi giàu chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Ngoài tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật hàng ngày, tỏi còn giúp chống ung thư và đảm bảo sức khỏe hệ tim mạch.
Nếu bạn lo lắng về mùi và hơi thở do ăn tỏi thì các sản phẩm chiết xuất từ tỏi là một thay thế tuyệt vời khi không còn mùi ám ảnh bạn.
-
7
Suy nghĩ tích cực hơn
Khu vực não bộ liên kết chặt chẽ với hệ miễn dịch và kèm theo thái độ tích cực để sản xuất lượng lớn các kháng thể chống cúm. Khi bạn suy nghĩ tích cực, ít nhất bạn có thể thay đổi hành vi của mình trở nên tốt hơn, đừng bám víu vào những triệu chứng khi bạn bị bệnh và cố gắng đưa ra những giả thiết tồi tệ nhất.
“Năm nào tôi cũng bị ốm vào thời gian này” hoặc “ trời lạnh cả tuần và ốm là điều không tránh khỏi”… Hãy thay đổi suy nghĩ và cải thiện sức khỏe của mình tốt hơn.