Bí mật đằng sau hình đốm và vằn trên cơ thể động vật

Thế giới động vật, ngoài những con vật có bộ lộng sặc sỡ đầy màu sắc, còn có những loài với bộ lông chỉ độc nhất hai màu trắng đen. Tuy nhiên, không chỉ là sắc màu, chúng còn có cả những bí mật đằng sau.

Trong nhóm các loài động vật, động vật có vú có xu hướng ít màu sắc hơn so với các loài khác. Những loài chim thường khoác lên mình những bộ cánh rực rỡ, như những chú công hay những con vẹt. Trong khi đó những loài động vật có vú chỉ thường mang cho mình màu da tối sẫm hoặc cá biệt là hai màu trắng đen.

Ngựa vằn, gấu trúc, con lửng, linh dương, chồn hôi, là những loài với vẻ ngoài đen trắng rất độc đáo. Không chỉ vậy, bộ lông đặc biệt này còn có nhiều công dụng khác rất hữu ích mà ít ai biết được.

Bộ lông trắng đen ngày nay mà chúng có được, là do quá trình lâu dài của sự tiến hóa và thích ứng với môi trường xung quanh. Bốn lý do chính tạo nên bộ lông đặc biệt này, đó là: để cảnh báo kẻ thù, để giao tiếp với nhau, để ngụy trang trong môi trường sống, hoặc tự bảo vệ chính mình.

Ngựa vằn

Những sọc trắng đen giúp ngựa vằn tránh được các loài côn trùng gây bệnh.

Những con ngựa vằn với bộ lông mỏng manh khiến chúng dễ bị tấn công từ các loài côn trùng hay cá biệt là những loài ruồi mang mầm bệnh. Trong khi những loài khác với bộ lông dày, có thể tránh được những rủi ro này.

Tuy nhiên, những sọc vằn của ngựa có thể ngăn chặn sự bu bám của ruồi. Đây là một hiện tượng khó hiểu mà các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm câu trả lời. Những sọc vằn cũng giúp những cá thể trong bầy đàn nhận ra được nhau, mỗi hoa văn vằn sọc là độc nhất và không bị trùng với bất cứ con nào khác.

Gấu trúc

Bộ lông trắng đen giúp gấu trúc ẩn mình trong tuyết lạnh.

Những hiểu biết gần đây về màu da của gấu trúc đến từ việc nghiên cứu từng phần riêng biệt trên cơ thể loài vật này. Đôi tai màu đen cho thấy sự hung dữ của từng cá thể, trong khi đôi mắt với mảng quầng đen hỗ trợ việc nhận diện giữa các con với nhau trong bầy.

Qua thời gian dài tiến hóa trong chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, bộ lông trắng đen giúp gấu trúc ẩn mình trong tuyết lạnh.

Màu trắng trên cơ thể giúp nó ngụy trang khi ẩn náu trong môi trường băng tuyết. Trong khi các chi màu đen giúp nó dễ dàng lẩn trốn trong rừng. Tất cả những đặc điểm này được hình thành theo thời gian bởi chế độ ăn ít dinh dưỡng. Tre trúc không giúp gấu trúc đủ chất béo để ngủ đông, buộc chúng phải giấu mình trong tuyết lạnh để tìm thức ăn.

Con lửng

Bộ mặt với những sọc đen trắng của loài lửng cũng sẽ khiến những con thú ăn thịt tự động bỏ đi.

Lửng là một loài vật rất thích đào bới và hang hốc của chúng nằm bên dưới mặt đất, là loài động vật rất khỏe và dai sức, đồng thời cũng khá thông minh. Tuy nhiên vì dáng ngoài nhỏ bé, nên chúng thường bị đe dọa bởi các loài thú lớn.

Tuy có dáng vóc nhỏ bé, nhưng khuôn mặt với hai sọc đen giúp các con lửng tránh được nhiều loài thú lớn.

Nhưng thậm chí ngay khi mối nguy hiểm kề cận, chẳng hạn như một con thú dữ đang đào bới hang ổ của chúng, thì khi bộ mặt với những sọc đen trắng của loài lửng cũng sẽ khiến những con thú ăn thịt tự động bỏ đi.

Linh dương đực

Hiện tượng chuyển màu giúp linh dương có thể dấu mình trong tự nhiên.

Khi đứng dưới ánh nắng Mặt Trời, phần bụng màu trắng của những chú linh dương đực sẽ bị sẫm lại và có màu tối như phần lưng của chúng. Lúc này toàn bộ cơ thể của nó sẽ chỉ có một màu tối đen duy nhất.

Khi đứng dưới nắng lâu, phần bụng dưới của những chú linh dương đực sẽ biến thành màu đen như phần lưng của chúng.

Hiện tượng chuyển màu này giúp những con linh dương có thể tự ẩn giấu mình trong môi trường tự nhiên và tránh được những mối nguy hiểm từ các loài thú dữ.

Chồn hôi

Chú chồn hôi có thể có những đốm trắng hoặc sọc trắng để cảnh báo với kẻ thù rằng chúng có sở hữu một mùi hôi đặc trưng.

Tùy thuộc vào từng loài khác nhau, những chú chồn hôi có thể có những đốm trắng hoặc sọc trắng để cảnh báo với kẻ thù rằng chúng có sở hữu một mùi hôi đặc trưng, khiến những loài thú nguy hiểm phải tự biết mà né chúng ra.

Chỉ cần trông thấy bộ lông đen trắng đặc trưng, những loài thú dữ sẽ tự tránh vì sợ hãi mùi hôi của loài chồn hôi.

Những loài chồn hôi có tuyến hậu môn tiết ra chất hôi khó chịu rất đặc trưng, phần lớn chúng sẽ đẩy mạnh sự bài tiết này khi nó cảm thấy bị đe dọa bởi động vật khác.

 

Theo khampha