Nhựa thông, dầu, mỡ thực vật và chất thơm thảo mộc là những nguyên liệu quan trọng trong công thức chế tạo vải bọc xác ướp của người Ai Cập thời tiền sử.
Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia cho thấy người Ai Cập tiền sử bắt đầu ướp xác cách đây 1.500 năm, sớm hơn so với dự đoán của giới khoa học trước đây. Họ rút ra kết luận đó sau khi nghiên cứu sợi lanh từ vải bọc xác ướp tại nghĩa trang Mostagedda, Ai Cập. Hiện nay sợi lanh nằm trong Bảo tàng Bolton ở Anh.
Guy Brunton, nhà khảo cổ người Anh, từng phát hiện nền văn hóa Badarian ở Ai Cập. Nền văn hóa Badarian phát triển rực rỡ từ năm 4.400 tới năm 4.000 trước Công nguyên, rất lâu trước khi các kim tự tháp ra đời và các Pharaoh thâu tóm quyền lực. Ngôi mộ trong ảnh là nơi yên nghỉ của người Badarian mà Brunton từng khai quật trong những năm 20 của thế kỷ trước.
Người Badarian rất quan tâm tới xác người chết. Vì vậy, bảo vệ xác ướp là một trong những nét độc đáo trong nền văn hóa của họ.
Các nhà khảo cổ học vẫn tin rằng, các thi hài trong thời kỳ từ năm 4.500 tới 3.100 trước Công nguyên, được bảo quản tốt bởi chúng nằm giữa các sa mạc cát khô và nóng.
Một nhóm nhà khoa học đã phân tích hàng chục mẫu vải bọc người Ai Cập quá cố mà Brunton phát hiện trong các cuộc khai quật gần 100 năm trước đây.
Thành phần của vải bọc xác ướp bao gồm mỡ, dầu động vật trộn với nhựa thông, chất thơm từ thảo mộc, đường, nhựa thực vật.
Người xưa ngâm vải vào nhựa thông. Người Ai Cập cổ đại đã nhập nhựa thông từ quốc gia khác.
Hình ảnh sợi vải lanh khi phóng đại 150 lần.
Những chất nhựa trong vải lanh hiện rõ sau khi các nhà nghiên cứu ngâm chúng trong dung môi một tuần.
Nhựa thông có chất kháng khuẩn nên các vi sinh vật không thể xâm nhập vào các xác ướp.
Khi ướp xác, người Ai Cập tiền sử đã sử dụng da động vật để bọc bên ngoài lớp vải lanh.