Chính sự tự tin của các bạn đã chiếm mấy chục phần trăm thành công của bài thi và cùng với nền tảng kiến thức vững chắc, điểm tuyệt đối cho kỳ thi ĐH, CĐ không nằm ngoài tầm tay.
-
1Tâm lý thoải mái quyết định một kỳ thi thắng lợiCó lẽ đứng trước một kỳ thi có quyết định quan trọng nhất trong đời, yếu tố tâm lý góp phần quan trọng, thậm chí quyết định đối với chất lượng ôn thi kết quả thi của bạn. Trước ngày thi mà thí sinh mang tâm trạng căng thẳng, lo lắng thì lúc đó thông tin trong trí nhớ của bạn sẽ bị xoá.Bên cạnh đó, tâm trạng hồi hộp luôn làm cho thí sinh run, mất tập trung và vì thế sẽ không huy động được toàn bộ và khả năng của mình vào bài làm.Do đó, để có một tâm lý thoải mái trước kỳ thi, các thí sinh nên nhớ thời điểm trước kỳ thi chỉ dành để hệ thống lại các kiến thức đã học chứ không phải thời gian để các bạn học theo kiểu nhồi nhét để lấp chỗ trống. Với cách học này, thí sinh tự đẩy mình vào “thế kẹt” bởi càng học lại càng quên vì trí nhớ bị quá tải, không lưu giữ được thông tin đã thu nhận.Thầy Nguyễn Phước, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4, TP.HCM) đưa ra lời khuyên, càng gần ngày thi, các bạn chủ yếu chỉ nên học phương pháp làm bài cơ bản, các dạng toán, công thức.Bên cạnh đó, phương pháp kết hợp hợp lý giữa học và giải trí sẽ rất tốt cho não và giúp cho việc học bài đạt hiệu quả cao.Còn lời khuyên từ chuyên gia tâm lý của Viện Tâm lý Việt Nam cho hay, tuần cuối cùng trước khi diễn ra kỳ thi ĐH, CĐ, thí sinh không tập trung vào sách vở quá sức nữa mà chỉ nên đọc lướt qua, ôn tập lại.Khi vào phòng thi, trước khi nhận đề bài, thí sinh nên dành khoảng 2 phút thư giãn, thả lỏng cơ thể, nhắm mắt, rồi hít thở thật sâu để cân bằng tâm lý và tránh bị mất bình tĩnh.
-
2Kinh nghiệm “ăn” điểm cao của thủ khoa tốt nghiệp THPTĐối với cô gái Bến Tre, thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, bạn Ngô Thị Kim Yến, (Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, TP.Bến Tre), trong suốt những năm học phổ thông, bạn đã tự rèn luyện cho mình phương pháp học tập khoa học. Kim Yến cho biết, buổi sáng, bạn ôn tập tại trường, về nhà tranh thủ học lại và làm tất cả bài tập, sau đó tranh thủ học thêm bài học cho ngày hôm sau. Nhờ học bài trước ở nhà, nên khi vào lớp, giáo viên giảng lại lần nữa bạn sẽ dễ hiểu bài và lâu quên hơn.Kim Yến cũng chia sẻ phương pháp học tập đối với hai môn vốn được các bạn học sinh coi là “khoai” như môn Địa lý và Lịch sử. Đối với Yến, để học tốt môn Địa lý, bạn vừa học bài vừa nhìn Atlat để khi quên bài có thể nhìn Atlat mà nhớ lại. Về môn Lịch sử, khi ôn tập, giáo viên đã lập dàn bài nên khi học bài Yến sẽ học ý chính.
-
3Bí quyết học tốt các môn xã hội của dân chuyên ToánVới tổng điểm 57,5, Nguyễn Hồng Lê, học sinh lớp 12A2 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 của thành phố Đà Nẵng. Là học sinh lớp chuyên Toán nhưng Hồng Lê luôn tâm niệm môn học nào cũng cần thiết và quan trọng như nhau.Hồng Lê luôn có một thời gian biểu hợp lý cho tất cả các môn học. Ngoài thời gian học ở trường, mỗi ngày Hồng Lê dành thời gian để tự mình ôn tập, rèn luyện lại những phần kiến thức đã được thầy cô giáo đã hướng dẫn trên lớp. Phần bài nào chưa nắm rõ, bạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè để có thể tự mình tìm đáp án cho những bài tập tương tự.Chia sẻ bí quyết để học tốt các môn xã hội, Hồng Lê cho biết: “Đối với các môn xã hội, việc “học vẹt” sẽ khiến người học sẽ rất nhanh quên. Bởi bất kỳ một môn học nào cũng sẽ có quy luật riêng của nó và nếu bạn nếu nắm rõ phương pháp học tập thì việc học môn xã hội sẽ không là quá khó”.Với Hồng Lê, điều quan trọng nữa là cần phải dành nhiều thời gian tự học vì chỉ có bằng cách tự học người học mới biết mình khuyết chỗ nào để bổ sung kiến thức một cách đầy đủ.
-
4Học và chơi luôn phải cân bằng nhauĐặng Thái Hoàng, người vừa vinh dự được làm chủ nhân của Vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12 cách đây ít hôm cho rằng, nếu không biết cân bằng giữa học và nghỉ ngơi là thất bại ngay. Chính vì vậy, hàng ngày ngoài việc học, Thái Hoàng vẫn dành thời gian cho việc vẽ và âm nhạc để giảm bớt sự “lơ mơ” trong hành trình tìm kiến thức.Thái Hoàng cho biết, việc tích lũy kiến thức cho cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia cũng là cách mà bạn ôn tập cho kỳ thi ĐH sắp tới để giành chiến thắng. Để chuẩn bị cho hai kỳ thi này, bạn đã phải dành thời gian không nhỏ, tìm hiểu các vấn đề kinh tế, xã hội, thời sự qua thầy cô, sách báo, mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng. Để ghi nhớ một cách trình tự, có hệ thống các vấn đề đã học chuẩn bị cho cả hai cuộc thi, Thái Hoàng đã ghi những nội dung cơ bản vào những mảnh giấy, rồi dán khắp phòng để tiện cho việc học tập, theo phương châm mọi lúc mọi nơi.Bí quyết giúp Thái Hoàng có thể nhồi nhét một lượng kiến thức khổng lồ phục vụ các kỳ thi là chú ý lắng nghe và ghi nhớ những lời thầy cô giảng bài trên lớp. Về nhà, bạn thường trao đổi để bố mẹ hỗ trợ giải đáp những thắc mắc còn chưa rõ trong bài tập. Bên cạnh đó, bạn thường tìm tòi các kiến thức trong một số sách nâng cao. Thời gian rảnh thì lên mạng tìm hiểu thông tin, học hỏi bạn bè…Qua kinh nghiệm của các giáo viên cũng như các học sinh có thành tích học tập tốt, tự tin với kiến thức của mình trước kỳ thi đã chiếm mấy chục phần trăm thành công của bài thi. Vì thế sĩ tử hãy đừng học tủ, đoán mò… mà biến mình trở thành “con bệnh” của áp lực nhé. Chúc các bạn thi tốt.