Đừng nghĩ rằng nhà cửa sạch sẽ là trách nhiệm chỉ của riêng bạn. Nhất là trong những ngày gần Tết, khi bố mẹ bận bù đầu với công việc thì hầu hết trẻ đều đã được nghỉ học nhưng thường không phải động tay động chân tí nào vào công việc “cực nhọc” này. Sao bạn không thay đổi cái lệ ấy đi nhỉ.
-
4
Chia nhỏ công việc.
Với vài người thì kế hoạch dọn dẹp 15 phút/việc sẽ đạt được hiệu quả nhất. Bạn có thể chia nhỏ từng công đoạn, sau đó ghi cụ thể việc cần làm (có thể hoàn thành trong 15 phút) lên 1 danh sách. Và để thuận lợi và tiết kiệm thời gian, bạn hãy chuẩn bị công cụ lao động sẵn sàng nhé.
-
5
Trở thành một hình mẫu tốt và củng cố những thói quen tốt.
Hãy chắc rằng con bạn biết khi bé bày bừa ra thì chính bé sẽ phải dọn sạch lại. Khi tất cả mọi người trong nhà luôn tuân thủ đúng quy tắc này thì bé cũng sẽ vậy, và sẽ ghi nhớ để nó trở thành 1 thói quen lâu dài. Điều này sẽ càng hiệu quả hơn nữa khi bé thấy bố mẹ mình dọn dẹp ngay sau khi bày bừa ra. Vậy nên bạn hãy rửa chén bát và dọn bếp trước khi đi ngủ hay tốt nhất là sau khi ăn xong; hoặc phơi khăn, dọn phòng tắm gọn gàng lại sau khi tắm xong…
Hãy giúp con hiểu rằng nếu bé có thói quen gọn gàng mỗi ngày thì bé sẽ cảm thấy dễ dàng và nhàn hơn nhiều, không chỉ trong buổi tổng vệ sinh mà trong mọi việc khác nữa.
Bố mẹ hãy trở thành hình mẫu tốt cho con có thói quen gọn gàng, sạch sẽ
-
6
Hãy chắc rằng bạn không kỳ vọng quá nhiều.
Kết quả đạt được phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tuổi của con. Bạn sẽ cần rất nhiều kiên nhẫn với con, và với cả chính mình đấy, bởi bạn cần hiểu rằng ở những độ tuổi khác nhau, chúng ta có những ngưỡng sạch sẽ khác nhau. Hãy để trẻ con là trẻ con. Hãy hướng dẫn, đưa ra những yêu cầu cụ thể và để cho bé thực hiện trong khả năng của mình.
-
7
Hãy giữ lời hứa
Hầu hết trẻ nhỏ đều không cảm nhận được sự thích thú của việc hoàn thành công việc bằng thêm thời gian xem hoạt hình, kem, kẹo, tiền hay thêm thời gian chơi… Dù là gì thì bạn cũng đừng “quịt” phần thưởng đã hứa với nhé.
Những mẹo nhỏ khuyến khích con giúp dọn nhà:
-
1
Về thời gian.
Trẻ nhỏ thường chưa có nhiều khái niệm về thời gian, chúng không hiểu 5 phút là bao lâu. Vậy nên khi đặt ra một khoảng thời gian cho con thực hiện một việc gì đó, bạn hãy cố gắng dùng cách trực quan nhất, để con có thể dễ dàng thấy được, như dùng đồng hồ hẹn giờ hay đồng hồ cát chẳng hạn. Như thế bé sẽ biết được mình sẽ phải làm trong bao lâu, và biết nhanh tay hơn khi thời gian sắp hết
-
2
Về công việc.
Khi con đã đủ lớn, hãy phân chia công việc ra thành nhiều nhiệm vụ nhỏ để mỗi thành viên đều có việc cụ thể để làm. Bạn hoàn toàn có thể phân công cho 1 đứa dọn bàn và 1 đứa rửa cốc chén, hoặc cho chó mèo ăn. Trẻ khoảng 6-7 tuổi đã có thể làm khá tốt những việc dọn dẹp lặt vặt này. Cùng lúc đó, hãy cho bé thấy bố và mẹ cũng đang có công việc riêng, tất cả mọi người đều đang chăm chỉ làm việc.
Đôi khi, cách người lớn phân chia công việc cũng có thể giúp con hào hứng hơn
-
3
Thay đổi tạo hứng thú.
Khi con lớn hơn, bạn hãy phân công cho bé những việc phức tạp hơn một chút. Hãy để bé làm những việc mà đến tuổi này mới làm được chứ nhỏ hơn thì “chưa đủ khả năng” để giúp bé cảm thấy tự hào về mình.
Bạn cũng cần tính đến chuyện con sẽ tỏ ra chán việc của mình, trẻ con mà. Khi đó cả nhà hãy bàn với nhau một cách dân chủ để thay đổi công việc hoặc nghĩ cách để nó trở nên mới mẻ và thú vị hơn nhé.