Bí quyết giữ ấm của chim cánh cụt

Bí quyết giữ ấm của chim cánh cụt

Một đoạn video mới công bố của các nhà khoa học cho thấy, các con chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực tập hợp thành nhóm và tạo ra một làn sóng để giúp chúng giữ ấm trong thời tiết băng giá ở vùng cực.

>>>Xem video

Khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới mức – 46 độ C thì việc đứng cạnh một cơ thể ấm áp có thể giúp các sinh vật bớt cảm thấy giá buốt hơn.

Các nghiên cứu trước đây ghi nhận, chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực thường túm tụm lại với nhau để giữ ấm. Tuy nhiên, những gì chúng tôi đã không nhận ra là, chúng luôn tạo ra một “làn sóng” khi các con chim cánh cụt mới gia nhập đám đông và “làn sóng” đó giúp di đồng loạt cả đám đông.

Nhà vật lý Daniel Zitterbart thuộc trường Đại học Erlangen-Nuremberg (Đức) đã ghi lại được những hình ảnh có độ phân giải cao theo thời gian về một đám đông chím cánh cụt hoàng đế gần Trạm Nghiên cứu Nam cực Neumayer. Đoạn video này sau đó được đẩy nhanh tốc độ để xem những gì đang xảy ra.

Bí quyết giữ ấm của chim cánh cụt
Theo các nhà khoa học, bí quyết giữ ấm của chim cánh cụt hoàng đế là túm tụm thành đám đông và tạo thành làn sóng đồng loạt.
(Ảnh: LiveScience)

Khi các con chim cánh cụt di chuyển tiến lên, thường từ phía sau, chúng đi các bước nhỏ để giúp đám đông vẫn là một khối liên kết chặt chẽ. Ông Zitterbart và các cộng sự chỉ ra rằng, điều quan trọng là đám đông liên tục được tái tổ chức để tạo cơ hội cho mỗi con chim cánh cụt có đủ thời gian ở bên trong khối liên kết so với thời gian ở khu vực ngoại vi.

Sóng” được tạo ra bằng các bước nhỏ, ước tính chỉ từ 5 – 10cm. Các nhà nghiên cứu nhận đinh, những bước nhỏ này phục vụ ba mục đích: Thứ nhất, để giữ cho khối dày đặc nhất có thể; thứ hai giúp truyền chuyển động của toàn bộ khối; và thứ ba là dẫn tới việc tái tổ chức khối theo thời gian. Các nhóm riêng rẽ nhỏ hơn có thể hợp nhất thành các cụm lớn hơn.

Tất cả chim cánh cụt hoàng đế trong đoạn video này đều là con đực, và phần lớn chúng đều mang một quả trứng trên chân của mình. Các con chim cái vẫn chưa trở về lãnh địa.

 

Theo LiveScience, VNN