Nhìn vào thói quen ăn uống và vận động hàng ngày của người Nhật, bạn sẽ hiểu vì sao họ lại là quốc gia có tỉ lệ người béo phì và tiểu đường thấp nhất thế giới.
-
1
Không nhịn ăn
Ăn uống hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tốt lượng đường huyết, giữ hàm lượng các chất béo trong máu ở mức vừa phải. Thông thường, những người bị béo phì luôn có tâm lý “nhịn ăn, bỏ bữa để không tăng cân”, nhưng đối với người Nhật thì hoàn toàn không phải vậy.Khi nhịn ăn, đặc biệt là nhịn ăn sáng, cơ thể sẽ tự kích thích nhu cầu cần được bù đắp năng lượng bị thiếu thông qua việc ăn nhiều hơn ở các bữa ăn sau đó, hoặc xuất hiện thói quen ăn vặt, từ đó vô tình khiến bạn tăng cân. Thay vì bỏ bữa, người Nhật đã chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 hoặc 6 bữa) và cắt bớt lượng thực phẩm đưa vào cơ thể trong từng bữa ăn nhỏ đó ở mức 80% bao tử, điều này vừa giúp giảm cân hiệu quả mà cũng dễ dàng kiểm soát lượng đường huyết hơn.
-
2
Chuộng cá và chất xơ
Khẩu phần ăn có nhiều cá &chất xơ đã giúp người Nhật ít bị choresterol trong máu cao và lượng đường huyết thấp. Những người bị béo phì và bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh trong ngày, tối thiểu 300g/người/ngày hoặc có thể hơn mức 400g/1 người/ngày (tương đương 2 đến 3 bó rau) để bổ sung chất xơ.
Ngoài ra, nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể còn có thể tìm thấy ở trái cây chín ít ngọt như táo, cam và các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, hạt kê… Những thực phẩm này không chỉ tạo cảm giác ngon miệng khi ăn mà còn được hấp thụ chậm vào cơ thể và không làm tăng đường huyết. Hơn thế nữa, tăng cường nguồn dưỡng chất từ cá cũng giúp gia tăng lượng axit omega 3 giúp cơ thể không tích tụ mỡ thừa có hại cho sức khỏe.
-
3
Uống đủ và đúng loại nước cơ thể cần
Nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng không nên uống nhiều nước vì sẽ khiến tăng nhu cầu tiểu tiện khiến thận phải làm việc quá tải và có thể dẫn đến tình trạng phù thũng. Lo ngại này là không đúng, thậm chí gây nên những hậu quả nghiêm trọng.Người bị bệnh tiểu đường nếu không uống đủ nước yêu cầu sẽ dẫn đến tình trạng máu bị cô đặc, khiến lượng đường bị thừa và các chất cặn bã không được thải ra ngoài dễ gây nên các nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải cứ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là có thể đáp ứng được nhu cầu thực sự của cơ thể vốn bao gồm cả nước và các ion thiết yếu như: Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+, đóng vai trò quan trọnggiúp điều chỉnh huyết áp và cải thiện khả năng lưu thông máu.
-
4
Nói không với lượng đường cao và đường hóa học
Việc hạn chế sử dụng các thực phẩm gây tăng đường huyết luôn được người Nhật quan tâm. Những thực phẩm này bao gồm bánh kẹo, mật ong, trái cây chín như chuối, nho, dưa hấu và hoa quả … và các thức uống có chứa đường hoá học cũng là một nguyên nhân khiến quá trình hấp thụ nhanh, dẫn đến lượng đường huyết tăng và khiến tăng cân ngoài mong muốn.Người Nhật cũngcó lời khuyên riêng cho những ai đang bị béo phì và mắc bệnh tiểu đường là nên chọn các thực phẩm ít gây tăng đường huyếtnhư rau củ, trái cây ít ngọt như bưởi, táo, kiwi; các loại sữa ít béo và không đường
-
5
Vận động đều đặn mỗi ngày
Bạn có thể học tập thói quen chăm làm việc nhà đã giúp người Nhật duy trì được sức khỏe và vóc dáng chuẩn của mình, bạn có thể tự mình học theo bằng cách tập thói quen đi bộ ít nhất 5 lần mỗi tuần, mỗi lần đi bộ ít nhất khoảng 3km để máu được tuần hoàn và lưỡng mỡ thừa được đốt cháy hiệu quả. Hơn thế nữa, để duy trì được lịch trình tập luyện đều đặn mà không bị mất sức.