Các nhà khoa học Viện hóa học- Viện KH&CN Việt Nam đã thành công trong việc “biến” lượng lớn bùn đỏ thải ra trong quá trình làm giàu và khai thác alumin (nhôm) từ quặng Boxit để tạo ra thép, phụ gia xi măng, chất gia cố mặt đường…
Thành công trên được triển khai từ đề tài “Nghiên cứu biến bùn đỏ là một phế thải trong quá trình sản xuất alumin (nhôm) thành sản phẩm hữu ích” do Viện KH&CN Việt Nam giao Viện Hóa học chủ trì thực hiện. Nhiệm vụ chính của đề tài là chuyển hóa bùn đỏ biến phế thải này thành thép.
Theo đó, việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm chế tạo từ bùn đỏ đáp ứng được cả 2 mục tiêu. Đó là giảm được lượng chất thải trong quá trình khai thác, chế biến bauxite, vừa tận dụng chất thải dư thừa trong khai thác, chế biến quặng tạo ra loại vật liệu có khả năng xử lý các ô nhiễm ion kim loại nặng, các chất độc hại khác trong môi trường nước. Đây là nhu cầu thực tế và bức xúc hiện nay tại các khu kinh tế Tây Nguyên và nhiều địa phương, như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và ven biển Miền Trung.
Tuy nhiên, để công nghệ thành công cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, đặc biệt là giảm giá thành.
Theo Đất Việt