Tháng 7 là mùa măng cụt – một loại trái cây rất bổ cho sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết vỏ măng cụt là một bài thuốc dân gian quý.
-
1
Khử mùi hôi miệng
Theo Health, các nhà khoa học Đài Loan đã phát hiện trong vỏ trái măng cụt chứa nhiều xanthones. Hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Vì vậy khi ăn hoặc súc miệng bằng nước làm từ vỏ măng cụt sẽ làm giảm mùi hôi miệng giúp bạn có được hơi thở thơm tho.
Cách làm: Lấy phần thịt vỏ của một quả măng cụt xay nhuyễn với mật ong và 200ml nước, lọc bớt xác và uống. Để tăng vị thơm ngon, bạn có thể cho thêm đường và đá vì vỏ măng cụt chứa nhiều tannin, vị đắng chát.
Vỏ măng cụt có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
-
2
Trị nám và tàn nhang
Vỏ măng cụt, chanh và mật ong đều có khả năng chống nám và tàn nhang hữu hiệu. Những vết thâm do sẹo để lại cũng mờ dần sau thời gian ngắn khi bạn sử dụng loại mặt da dưỡng da từ vỏ măng cụt này.
Cách làm: Bạn cần rửa sạch vỏ măng cụt, lấy thìa cạo phần thịt vỏ rồi bỏ vào máy xay nhuyễn, thêm một thìa nước chanh, một thìa mật ong vào rồi trộn đều thành hỗn hợp dạng sệt. Sau đó bạn thoa hỗn hợp này lên mặt, thư giãn khoảng 15 đến 20 phút để những dưỡng chất thẩm thấu vào da bạn rồi rửa sạch. Với cách làm này sẽ giúp trị nám và tàn nhang cho bạn vô cùng hiệu quả.
-
3
Trị mụn
Không chỉ có tác dụng trị nám, vỏ măng cụt còn được dùng để đối phó với mụn. Bạn có thể chế mặt nạ trị mụn từ vỏ măng cụt hiệu quả và an toàn. Mỗi tuần thực hiện một lần bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Cách làm: Phơi khô phần vỏ măng cụt nạo được, nghiền nhỏ chúng ra, lúc bạn cần sử dụng thì trộn đều với 4 thìa cafe dầu ô liu rồi thoa hỗn hợp lên mặt khoảng 30 phút, rửa sạch. Bạn hãy thử làm và thấy mụn được giảm đi nhanh chóng.
Vỏ măng cụt phơi khô có thể dùng làm trà giảm cân, chống lão hóa
-
4
Chống lão hóa với trà măng cụt
Nhiều công trình nghiên cứu của Mỹ cho thấy măng cụt có nhiều chất giúp chống lại các phân tử lão hóa, làm chậm quá trình lão hóa mạnh hơn cả vitamin C và E. Nhờ đó bạn có thể dùng vỏ măng cụt để làm đẹp. Để ngăn ngừa lão hóa, bạn có thể dùng trà măng cụt hàng ngày. Ngoài ra, uống sinh tố măng cụt vào mùa hè cũng giúp bạn giải khát, làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa.
Cách làm: Vỏ măng cụt thái nhỏ, mang phơi khô. Mỗi lần dùng cho một nắm nhỏ vào đun sôi với nước trong 5 phút. Để chúng phát huy hiệu quả tốt nhất thì bạn nên đun bằng ấm đất tránh ấm bằng kim loại.
-
5
Trị tiêu chảy
Bên cạnh tác dụng ngăn ngừa lão hóa, trà măng cụt còn giúp trị tiêu chảy hiệu quả. Theo Đông y, vỏ măng cụt có vị chat, trị tiêu chảy và lỵ. Đây cũng được xem là một trong Những công dụng của măng cụt bà bầu không nên bỏ qua.
Cách làm: Để chữa tiêu chảy, bạn lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa lỵ từ vỏ măng cụt: vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.
Măng cụt là một trong những loại trái cây bổ dưỡng vào mùa hè đối với bà bầu
-
6
Giảm cân
Hợp chất Xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của các cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp cho việc giảm cân. Đồng thời, các kháng thể Xanthones khiến các tế bào bền hơn, có thể thấm nước và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nhờ đó, bạn có thể pha trà bằng vỏ măng cụt uống hàng ngày để kiểm soát trọng lượng cơ thể và làm săn da.
Cách làm: Pha chế trà từ vỏ măng cụt bằng cách thái nhỏ vỏ, mang phơi khô. Mỗi lần dùng cho một nắm nhỏ vào đun sôi với nước trong 5 phút.
-
7
Hỗ trợ, phòng ngừa ung thư
Măng cụt có chứa chất Garcinone E. Nhờ đó, vỏ măng cụt có tác dụng gây cản trở sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư gan, dạ dày và phổi. Ngoài ra, hợp chất xanthone trong măng cụt (thuộc nhóm chống oxy hóa) cũng có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Chất này chứa nhiều trong vỏ.
Cách làm: Vỏ măng cụt phơi khô, đun với nước uống. Tuy nhiên, vỏ ngoài của măng cụt hơi đắng, nên trong Đông y thường kết hợp với một số vị khác để làm thuốc. Bạn có thể kết hợp vỏ măng cụt với hạt mùi, hạt thìa, cam thảo, vỏ quýt, gừng… Bạn có thể kết hợp theo công thức vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.
Để có thể chọn được măng cụt ngon, đảm bảo chất lượng bạn có thể tham khảo thêm cách chọn măng cụt ngon nhất cho các mẹ đảm.