Nếu như bạn đã từng bị say cà phê thì những cách giúp làm giảm triệu chứng say cà phê dưới đây chắc hẳn sẽ rất hữu ích đấy.
Say cà phê là một triệu chứng thường gặp ở khá nhiều người, tuy nhiên, biểu hiện của nó như thế nào và có cách gì để hạn chế hay không thì hãy cùng ChaMeCuaCon tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
Biểu hiện và cách giảm triệu chứng xấu khi say cà phê
-
1
Biểu hiện của triệu chứng say cà phê
Triệu chứng say cà phê thường xảy ra khi bạn uống cà phê đậm đặc trong tình trạng đói. Lúc đó, bạn sẽ cảm thấy choáng váng, nôn nao, người và mặt nóng lên, tim đập nhanh hơn bình thường. Đồng thời, mọi cử chỉ, hành động của bạn cũng trở nên chậm chạp và dường như những tiếng động xung quanh bỗng dưng vang hơn rất nhiều.
Cảm giác say cà phê đôi khi còn mệt mỏi hơn việc say rượu bởi cơn say thường kéo dài, chậm chí là vẫn còn dai dẳng sau khi ngủ dậy.
Triệu chứng say cà phê thường dai dẳng ngay cả sau khi ngủ dậy
-
2
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng say cà phê
Thành phần chính trong cà phê là cafein, và đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chứng say cà phê thường gặp ở nhiều người. Cafein có vai trò kích thích quá trình giải phóng epinephrine và norepinephrine ở tuyến thượng thận, những hormone này sẽ tiếp tục kích thích quá trình hoạt động của các tế bào và tăng tốc các phản ứng xảy ra trong cơ thể. Nhờ đó,nếu sử dụng với một liều lượng phù hợp, người uống cà phê có thể xua tan các cơn buồn ngủ, mệt mỏi và tăng mức độ tập trung của não bộ, đồng thời cũng có thể cải thiện hệ tiêu hoá và loại bỏ các cơn đau trong cơ thể.
>> Lợi ích tuyệt vời của cà phê đối với sức khỏe
Chất cafein trong cà phê khi bị lạm dụng sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng
Tuy nhiên, việc lạm dụng cà phê bằng cách uống cà phê đậm đặc vào những thời điểm không phù hợp sẽ dẫn đến triệu chứng say cà phê với rất nhiều hệ quả, chẳng hạn như:
– Do tuyến thượng thận tăng cường sản xuất nội tiết tố nên tim sẽ đập nhanh hơn khiến cho người uống cà phê trở nên run rẩy và thiếu tự chủ.
– Cafein kích thích cơ thể tiết ra axit dịch vị gây tổn tương niêm mạc dạ dày, khiến người uống cà phê cảm thấy cồn cào ruột gan.
>> Tác hại của việc uống cà phê và hút thuốc lá cùng lúc
-
3
Cách làm giảm các triệu chứng khi bị say cà phê
Khi gặp phải tình trạng say cà phê, cách tốt nhất để xử lý là bạn phải uống thật nhiều nước lọc. Lượng nước dung nạp vào cơ thể sẽ nhanh chóng pha loãng chất cafein, bài tiết chúng ra ngoài qua đường nước tiểu và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Ngoài ra, để tránh bị say, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi uống cà phê nhé:
– Chỉ uống một lượng cà phê vừa phải vào buổi sáng: Việc sử dụng một lượng cà phê phù hợp vào mỗi buổi sáng không chỉ không say mà còn giúp cho tinh thần của bạn trở nên thoải mái, sảng khoái và minh mẫn hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống sau khi ăn thôi nhé.
Uống cà phê buổi sáng sau khi ăn với một lượng phù hợp sẽ rất tốt cho sức khoẻ
– Không uống cà phê cùng với thuốc: Nếu đang trong quá trình uống thuốc thì bạn nên uống cà phê cách đó độ 2 – 3 tiếng vì chất cafein có khả năng tương tác với một số loại dược phẩm không chỉ làm mất tác dụng của thuốc mà còn có thể gây ngộ độc và phản ứng thuốc.
– Không uống cà phê cùng với rượu, bia: Không chỉ tránh thuốc mà cà phê còn phải tuyệt đối tránh xa rượu, bia nữa bởi chất cafein sẽ khiến cho sự tổn thương mà rượu, bia gây ra tăng lên gấp bội. Chúng sẽ kết hợp với nhau làm cho não bộ trở nên hưng phấn ngoài tầm kiểm soát, từ đó gây ức chế thần kinh, giãn nở huyết quản, đẩy nhanh sự lưu thông máu, tăng áp lực cho tim và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho sức khoẻ.
Sử dụng cà phê đúng cách để bảo vệ cho sức khoẻ của bạn
– Không dùng cà phê trong trường hợp bạn có tiền sử bị bệnh tim mạch (huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, động mạch vành…), bệnh dạ dày… hay bạn đang trong quá trình mang thai và cho con bú.
Chúc bạn luôn sống khoẻ với cách uống cà phê thật chuẩn nhé!
>> 4 “thời điểm vàng” để uống cà phê