Bọ cạp có khả năng chống chịu nhiệt độ cao và giữ nước trong một khoảng thời gian dài, và do đó chúng sinh sôi nảy nở ở những khu vực cằn cỗi và nắng nóng của thế giới. Tuy nhiên, sự phân bố toàn cầu này có xảy ra ở phạm vi khu vực hay không?
Shmeul Raz và các đồng nghiệp tại Đại học Haifa, Israel câu trả lời là có, kể cả khi môi trường sống giống châu Âu và môi trường sống giống châu Phi chỉ cách nhau khoảng 100 mét.
Shmuel Raz và các đồng nghiệp nghiên cứu cộng đồng bọ cạp ở thung lũng gần Núi Carmel, Israel, có tên gọi “Hẻm núi tiến hóa”. Khu vực này có những dốc đứng và chạy theo chiều Đông Tây, có nghĩa là những sườn núi hướng về phía Nam nhận bức xạ mặt trời gấp 8 lần sườn núi hướng về phía Bắc. Do đó, bất chấp sinh thái và lượng mưa tương tự nhau, một bên có khí hậu khô cằn hoang mạc trong khi một bên có khí hậu mát, rừng rậm, cách nhau thềm hẻm núi mà hầu hết các loài vật đều có thể vượt qua và chắc chắn không phải là một cản trở với bọ cạp.
Scorpio maurus, một loài bọ cạp Bắc Mỹ và Trung Đông, được biết đến với tên gọi Bọ cạp vuốt lớn hoặc bọ cạp vàng Isarel. (Ảnh: Guy Haimovitch) |
Các nhà nghiên cứu thu thập gần 200 mẫu vật của 6 loài bọ cạp khác nhau tại “Hẻm núi tiến hóa”. Trong khi 4 loài được tìm thấy ở cả 2 bên sườn núi, 2 loài chỉ được tìm thấy ở phần khô cằn hơn, sườn núi “châu Phi”. Tương tự, sườn núi “châu Âu” có số lượng mẫu vật bọ cạp bằng 1/3 so với sườn “châu Phi”. Mặc dù rất dễ dàng để di chuyển qua lại giữa hai phần của hẻm núi, khả năng thích nghi đặc biệt đối với điều kiện khô hạn khiến bọ cạp phát triển mạnh hơn ở khu vực khô cạn hơn.
Khác biệt trong sự đa dạng hóa của các loài giữa sườn núi hướng về phía Bắc và phía Nam của “Hẻm núi tiến hóa” đã được quan sát ở những nhóm vi khuẩn, nấm, thực vật và động vật khác, và với nghiên cứu mới về bọ cạp, cho thấy áp lực môi trường hình thành do những yếu tố như lượng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, khô hạn, có thể có tính chất rất cục bộ.
Tham khảo:
Raz et al. Scorpion Biodiversity and Interslope Divergence at “Evolution Canyon”, Lower Nahal Oren Microsite, Mt. Carmel, Israel. PLoS ONE, 2009; 4 (4): e5214 DOI: 10.1371/journal.pone.0005214
Theo G2V Star (ScienceDaily)