Bọ vòi voi là “hung thần” tàn phá rừng thông tại Honduras

Bọ vòi voi là

Một loại bọ cánh cứng rất nhỏ đang là “hung thần” đe dọa các cánh rừng thông ở Honduras.

Nhật báo La Prensa của Honduras ra ngày 31/5 cho biết, tính từ mùa Hè năm ngoái tới nay, đất nước Trung Mỹ này đã mất hơn 600.000 ha rừng thông do nạn bọ vòi voi hoành hành.

Curculionidae hay còn gọi là bọ Vòi voi, là một họ bọ cánh cứng hay động vật có vòi thực sự. Họ bọ cánh cứng này được giới khoa học chính thức xác lập năm 1998, là một họ động vật lớn nhất với hơn 40.000 loài đã được miêu tả lúc đó. Hiện tại nó vẫn là một họ bọ cánh cứng lớn nhất. Từ mùa Hè năm 2014, thời tiết khô hạn kéo dài đã tạo điều kiện cho giống bọ (mỗi con chỉ có kích cỡ 3mm) này sinh sôi nảy nở và di chuyển thành những “đám mây“, vượt qua những khoảng cách xa từ khu rừng này sang khu rừng khác.


Một con bọ vòi voi đang ăn lá. (Nguồn: Flickr.com).

Trong năm 2014, bọ vòi voi đã gây dịch bệnh tàn phá 15.000 ha rừng thông của Honduras, nhưng sang tới năm 2015, con số trên đã tăng theo cấp số nhân và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cơ quan bảo vệ rừng.

Theo thống kê của Bộ Bảo vệ Rừng Honduras, cho tới nay dịch bệnh này đã tàn phá hơn 700.000 ha rừng thông và đã lan ra 16/18 bang của Honduras – hay tất cả các địa phương có rừng thông. Hồi tháng 1 vừa qua, chính phủ Honduras phải ban bố lệnh khẩn cấp về môi trường trong vòng 1 năm để tập trung mọi nguồn lực tài chính và vật chất để dập dịch bệnh, nhưng tới nay vẫn chưa xoay chuyển được cục diện.

Hiện nay dịch bệnh đã lan tới khu rừng La Tigra, chỉ cách thủ đô Tegucigalpa 15km. Viện Bảo vệ rừng đã phải huy động 2.500 nhân công tham gia các chiến dịch cắt bỏ cây thông bệnh và xử lý sinh học để khoanh vùng dịch. Với diện tích lãnh thổ 112.492km2, Honduras có khoảng 5 triệu ha rừng, trong đó có 1,9 triệu ha là rừng thông.

 

Theo Infonet/TTXVN