Cá hồi nuôi thả tăng đột biến thay đổi ngành công nghệ này

0
121

Theo một báo cáo mới đây về cái nhìn tổng thể trong việc cạnh tranh thị trường giữa cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi thả đã đặt ra những vấn đề phức tạp và gây tranh cãi.

Bài viết The Great Salmon Run: Competition Between Wild and Farmed Salmon (Cuộc chạy đua vĩ đại: cạnh tranh giữa cá hồi tự nhiên và nuôi thả) được đăng bởi Traffic, hệ thống kiểm soát thương mại đời sống hoang dã thuộc quỹ đời sống hoang dã và Hiệp hội bảo tồn thế giới đặt ra 2 xu hướng quan trọng đó là đã làm sống lại ngành công nghiệp cá hồi trong vòng 25 năm qua, cá hồi nuôi thả chỉ khoảng 2 % nguồn cung cấp toàn thế giới vào năm 1980 nhưng hiện tại lên đến 65 % vào năm 2004.

Khoảng ¾ số cá hồi tươi đông lạnh và tiêu thụ ở Mỹ hiện nay là cá nuôi. Trái lại trong khi đó, cá trong môi trường tự nhiên ở Bắc Mỹ đột ngột giảm giá, điều này cho thấy cá hồi Alaska hàng năm đã giảm giá từ hơn 800 triệu đôla vào năm 1980 và chưa đến 300 triệu đô hiện nay. Việc giá của những con cá hồi tự nhiên bị giảm xuống có tác động lớn đến kinh tế và xã hội của những người săn bắt tự nhiên và cộng đồng ngư dân.

Những con cá Chinook tươi ngon được bắt ở biển Bering và đem ra chợ (Ảnh: Sciencedaily)

Tiến sĩ Gunnar Knapp giáo sư kinh tế đại học Alaska, Anchorage và một trong các tác giả nghiên cứu cho biết nguồn cung cấp cá hồi từ tự nhiên sẽ không bao giờ đáp ứng được với cá hồi nuôi thả và trong bản báo cáo điểm cơ bản chính là không phải tập trung tranh cãi là cá tự nhiên hay nuôi thả mà là mỗi phương pháp sản xuất có được tiến hành đúng hay không.

Theo báo cáo, sự tăng trưởng khá nhanh của cá hồi nuôi thả làm tăng đột biến lượng cung cấp, gây ra sự thay đổi những loại sản phẩm cá hồi hiện nay, làm biến đổi thời gian sản xuất và nâng tiêu chuẩn chất lượng của thị truờng. Những biến đổi này cũng gây thắc mắc về kinh tế môi trường và thương mại. Chẳng hạn, cá hồi tự nhiên sẽ ra sao? Cá hồì Bắc Mỹ sẽ vẫn là một sản phẩm cạnh tranh trong bao lâu nữa.

Một trong những kiến nghị của bảng báo cáo đó là Hội Đồng Quản Lý Thủy Sản sẽ phải cho phép người sản xuất cá hồi Alaska dùng nhãn mác của Hội để chứng tỏ cho người tiêu dùng biết rằng cá hồi tự nhiên được họ đánh bắt từ những ngư trường lâu năm.

Tiến sĩ Cathy Roheim đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư kinh tế học đại học Rhode Island cho biết việc dán nhãn hiệu giúp người tiêu dùng lựa chọn về mặc thông tin.

Bản báo cáo cũng đưa ra đề nghị cần thiết như sau:

  • Điều tiết những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
  • Phát hiện và làm giảm tác động môi trường cả trong sản xuất cá hồi tự nhiên và nuôi thả
  • Cung cấp thông tin chính xác và cân xứng về những vấn đề liên quan đến cá hồi
  • Thu thập những dữ liệu tốt hơn về thị trường hải sản và người tiêu dùng
  • Xem xét vai trò của việc ấp nở trong sản xuất tự nhiên

Jihh Hepp của TRAFFIC Bắc Mỹ cho biết báo cáo này là đóng góp 1 phần vào ngành công nghệ phức tạp có tác động đến cả con người và môi trường này. Hy vọng những gì từ bản báo cáo này sẽ giúp ngành công nghiệp và các nhà làm luật bảo vệ nguồn cá hồi thiên nhiên và công nghịêp đánh bắt có khá nhiều người đang sinh nhai.

Ánh Phượng

 

Theo Sciencedaily, Sở KH & CN Đồng Nai