Cá hồi vua biến mất khỏi Alaska

Những nơi hun sấy cá tại khu vực sông Yukon luôn chứa đầy những con cá hồi vua – loài cá từ lâu đã được sử dụng như nguồn thức ăn giàu năng lượng để chống chịu mùa đông Alaska. Nhưng điều đó đã không xảy ra mùa hè này.

Những con cá hồi vua đã không xuất hiện, và không chỉ ở Yukon.

Các sông tại Alaska lần lượt dừng việc đánh bắt loài cá này vì một số lượng lớn không quay trở lại để sinh sản. Số lượng cá quay trở lại thấp kỷ lục, cùng với những đàn cá nghèo nàn mùa hè năm ngoái và năm 2007 đã dẫn tới việc dừng khẩn cấp việc đánh bắt.

Leslie Hunter, một chủ cửa hàng 67 tuổi đồng thời là một ngư dân thương mại từ làng Yup’ik Eskimo, Marshall phía Tây Alaska, cho biết: “Mùa đông tới sẽ rất khó khăn, đó là một điều chắc chắn”. Những nhà sinh vật học của bang và liên bang đang tìm hiểu bí ẩn này.

Cá hồi vua sống nhiều năm tại biển Bering và khi trưởng thành chúng quay trở lại dòng sông nơi chúng được sinh ra để sinh sản và chết. Các nhà sinh vật học dự đoán rằng lý do chủ yếu là sự dịch chuyển hải lưu tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên sự phong phú của thức ăn, điều kiện sông thay đổi và mối quan hệ loài săn mồi – con mồi cũng có thể ảnh hưởng đến loài cá này.

Những người sống dọc bờ sông Yukon cho rằng họ biết đâu là nguồn cơn của thảm kịch này – ngư trường cá pôlăc. Ngư trường này – lớn nhất trên toàn quốc – đánh bắt khoảng 1 triệu tấn cá pôlăc mỗi năm tại phía Đông biển Bering, với giá trị thương mại lên đến 1 tỷ đôla.

Cá hồi vua. (Ảnh: Victorialodging)

Cá hồi vua bị mắc kẹt trong những lưới vét dùng để đánh bắt cá pôlăc, và những con cá hồi đã chết thường được quẳng trở lại biển. Một số được tặng cho những người nghèo đói.

Nick Andrew Jr., giám độc Hội đồng truyền thống Ohagamuit, cho biết: “Chúng tôi biết một sự thật rằng ngư trường cá pôlăc đang xóa sổ dần trữ lượng cá hồi vua cung cấp cho tất cả các nhánh sông. Họ đang lấy mất nguồn sống của chúng tôi”.

Kể từ năm 2000, số lượng cá hồi vua bị bắt đã tăng nhanh chóng, lên đến 120.000 con năm 2007. Một lượng đáng kể trong số đó thuộc về những con sông phía Tây Alaska. Nếu những con cá này còn sống, khoảng 78.000 cá trưởng thành đã có thể quay trở lại từ Tây Bắc Thái Bình Dương đến Tây Alaska.

Những nổ lực để giảm thiểu việc “bắt nhầm” khong phải mới. Năm 2006, một đạo luật đã được thông qua buộc những thuyền đánh cá pôlăc rời khỏi những khu vực nơi một số lượng lớn cá hồi vua bị bắt “nhầm”.

Tháng 4 năm ngoái, Hội đồng quản lý ngành cá Bắc Thái Bình Dương, tổ chức quản lý cá biển, đã thông qua một giới hạn chặt chẽ hơn cho ngành đánh bắt cá pôlăc. Bắt đầu từ năm 2011, những thuyền tham gia vào chương trình được cho phép số lượng 60.000 cá hồi vua một năm. Nếu đã đạt đến giới hạn này, ngư trường sẽ đóng cửa. Những thuyền không tham gia có giới hạn thấp hơn – 47.951 con.

Sự thiếu vắng loài cá hồi vua đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế của các làng
. Ở nhiều làng, những trận lũ mùa xuân cuốn trôi nhà của, tàu thuyền, lưới đánh bắt và cả nơi phơi sấy. Người dân không có đủ tiền để mua bất cứ thứ gì.

Andrew cho biết: “Hiện tượng này đang ảnh hưởng rất xấu đến kinh tế ở tất cả các khu vực sông nơi phụ thuộc vào đánh bắt thương mai như nguồn thu nhập chủ yếu”.

Tuy nhiên đây không phải là lý do duy nhất cho sự biết mất của cá hồi vua, Dian Stram, điều phối viên của Hội đồng, cho biết

Herman Savikko, nhà sinh vật học thuộc Sở săn bắn và đánh cá Alaska, cũng đồng ý với quan điểm này. Ông chỉ ra rằng sự thay đổi của hải lưu, những cụm sinh vật phù du, và kể cả bản chất ăn thịt của cá hồi là những nguyên nhân tiềm ẩn. Điều kiện tại các dòng sông cũng có thể đang thay đổi.

Savikko nhận định: “Vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về cái gì đã xảy ra đối với cá hồi vua”.

Trong một năm may mắn, Ngư trường Kwik’pak L.L.C tại Emmonak hạ lưu Yukon thuê từ 200 đến 300 người. Mùa hè năm nay, chỉ khoảng 30 người được thuê. Kwik’pak là nơi sử dụng lao động lớn nhất trong khu vực.

Nhà quản lý Jack Schultheis cho biết khi việc đánh bắt cá hồi vua bị đóng cửa, những đàn cá hồi Chum cũng giảm đi, mặc dù vẫn có một số lượng lớn cá hồi chum quay trở lại sông.

Kinh tế tại những ngôi lao hạ nguồn Yukon bị ảnh hưởng nặng, ông kết luận.

Ngư dân thường kiếm được từ 5 triệu đến 10 triệu đôla từ việc đánh bắt cá. Năm ngoái, con số này đã giảm xuống 1 triệu đôla.

Điều này có nghĩa rằng thay vì kiếm đuợc từ 20.000 đến 30.000 đôla trong những năm 1970, hiện nay ngư dân chỉ kiếm được vài nghìn đôla.
Trong khi đá xăng có giá 8 đôla một galông, sữa có giá 15 đôla một galông.

Thật khó tưởng tượng những ngôi làng lại lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế như vậy. Tuy nhiên tình hình tại Yukon nên được kiểm soát một cách thận trọng cho đến khi vấn đề về sự biến mất của cá hồi vua được hiểu rõ hơn. Schultheis cho biết: “Trong 50 năm, công việc đánh bắt ở đây đã luôn luôn ổn định”.

 

Theo G2V Star (PhysOrg)